Sự khác nhau giữa

Sự khác nhau giữa "LÀM GIÙM" và "LÀM CHO

Blog

Sự khác nhau giữa "LÀM GIÙM" và "LÀM CHO

Người ta có thể thành người, xã hội có thể trở nên xã hội chính là kết quả của việc cầu giúp lẫn nhau của mọi người. Trong nguồn gốc của con người sẽ kiên trì giữ một tập tính không thể thay đổi, không hề lung lay - Giúp đỡ người khác và mong được người khác giúp đỡ.

Người, bất kể là người như thế nào, người phương Ðông hay người phương Tây, người có năng lực hay người bình thường, người thông minh hay người ngu dốt, người thượng lưu hay người hạ đẳng, chỉ khi bạn được người khác giúp đỡ và giúp đỡ người khác, mới có thể sinh tồn.

Ấy vậy mà không phải ai cũng có thể hiểu được nghệ thuật nhờ vả, vận dụng nó tốt nhất. Đơn giản nhất là việc nhờ ai đó làm một việc gì đó. Người ta không phân biệt được sự nặng nhẹ của 2 từ "làm giùm" (hoặc làm giúp) với từ "làm cho".

Sự khác nhau giữa "LÀM GIÙM" và "LÀM CHO"

Thoạt đầu, mới chỉ bắt đầu trong suy nghĩ, hầu như mọi người đều nghĩ rằng mình nhờ nó nên nó phải làm. Chính vì vậy, khi nhờ vả người ta luôn dùng:

  • Anh làm cho em cái này nhé!
  • Chị làm cái đó cho em nhé!

Nhưng rất ít người nói:

  • Anh làm giúp giùm em cái này nhé!
  • Chị làm giúp giùm em cái đó nhé!

Về cơ bản, những câu trên đều có ý giống nhau, nhưng trên thực tế:

- Từ "LÀM CHO" là một dạng cầu khiến, mang nặng sắc thái ra lệnh, bắt buộc người khác phải làm cho mình. Khi dùng từ này, nó giống như người bề trên nói với người bề dưới, người lớn nói với người nhỏ.. Và liệu nó có phù hợp để chúng ta nhờ vả ai đó, có thể họ nhỏ hơn, có thể họ lớn hơn...

- Từ "LÀM GIÚP" ("LÀM GIÙM") là từ cũng thuộc dạng cầu khiến, nhưng không mang nặng sắc thái ra lệnh, bắt buộc người khác phải làm cho mình. Mà nó thề hiện sự cầu thị, sự nhờ vả, làm cho người nghe có cảm giác dễ chịu, nghĩ rằng mình có ích... Nó có phù hợp để chúng ta sử dụng khi nhờ vả?

Người Việt Nam ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hòa thuận. Nhưng không có nhiều người hiểu được vấn đề trên!