Tại sao chúng ta lại phải biết cho đi?

Tại sao chúng ta lại phải biết cho đi?

Blog

Tại sao chúng ta lại phải biết cho đi?

Tại sao chúng ta lại phải biết cho đi?Hãy “quên” khi “cho” để được an nhiên, vui vẻ. Đó là sự hào sảng mà người đẳng cấp mới có.
Xin được bắt đầu bằng mội câu chuyện ngắn:

"Có lần, ông Thượng bỏ quên chiếc điện thoại di động đắt tiền trên xe tắc-xi. Ông liền gọi theo số máy của mình, đối phương vừa nghe xong liền cúp máy. Ông Thượng dùng số ĐT khác gửi tin nhắn bày tỏ, muốn "mua lại" chiếc máy của mình với giá 2000 đồng. Một tiếng đồng hồ sau, ông Thượng nhận được tin hẹn để trả lại chiếc điện thoại di động cho ông từ chính số máy di động của người thanh niên đó. Khi ông Thượng đến gặp, ông muốn trả tiền để cảm ơn, thì anh ấy đưa lại máy cho ông xong quay lưng bỏ đi. Sau khi nghe ông Thượng kể lại, phóng viên gọi điện cho anh thanh niên thì nhận được câu trả lời như sau: "Lẽ ra tôi không có ý định trả lại điện thoại, nhưng sau khi xem các tấm ảnh và nội dung tin nhắn trong máy, phát hiện chủ máy di động này vừa quyên góp một khoản tiền lớn cho khu vực động đất Lư Sơn, tôi rất cảm động. Tôi không thể thấy lợi mà quên nghĩa, không thể đối xử với tình thương bằng lòng tham của mình. Tôi cũng phải có lòng chân thành và tình thương nhiều như ông Thượng vậy"

Đôi dòng suy ngẫm:

Mỗi con người tồn tại trên quả đất đều đang nhận về mình rất nhiều, từ tia nắng ấm áp của ngày mới đến giọt nước ngọt mát lành, từ khí trời trong veo đến cơn gió dịu nhẹ.

Chúng ta nhận nhiều từ tự nhiên và cũng nhận nhiều từ những người khác. Nhưng đến khi cho đi, thì lại rất khó khăn. 
 
Con người bản năng luôn nghĩ đến mình trước nhất, như lời một bài hát “cuộc đời khi có cho không, rồi khi túng thiếu, hỏi người có đòi được không?”. Dân gian xưa thậm chí còn nhắc nhở nhau đừng vội giúp đỡ kẻ khác, vì con người là giống bội bạc, “cứu vật, vật trả ân - cứu nhân, nhân trả oán”. Hay tư tưởng “người không vì mình, trời tru đất diệt” nên cả đời chỉ vì bản thân mình. 
 
Nhưng tôi tin rằng lúc thốt lên lời cay đắng như vậy chắc ông bà ta cũng chỉ giận lẫy nhất thời thôi, vì rồi ông bà lại nhắn nhủ nhau phải biết sống vì người khác, phải “thương người như thể thương thân”, phải biết cho đi, “làm phúc cũng như làm giàu”. 
 
Tại sao chúng ta lại phải biết quảng đại, chia sẻ, cho đi?
 
Bởi vì “không có ai nghèo vì cho đi cả” (Anne Frank). Ngày chúng ta cất tiếng khóc chào đời để đến trái đất này, chúng ta chỉ là một đứa bé không có gì. Ngày nhắm mắt ra đi, chúng ta cũng vậy. Kể cả nếu người được ta giúp có vô ơn, bội bạc thì ta cũng chẳng nên phiền muộn, hãy xem như ta có thêm bài học, để sau này ta biết phân biệt được đâu thật sự là người ta nên giúp, cần giúp (street smart). Đã làm từ thiện thì không tính toán chi cho đầu óc nó hẹp hòi. Một khi đã chọn tin một nơi để gửi tiền, gửi công, gửi sức vào, thì không nên theo dõi “họ dùng tiền có đúng mục đích không, chạy theo dò xét, nghi ngờ”. Bạn có quyền từ chối. Một khi đã làm rồi, thì phải có lòng tin. Hãy “quên” khi “cho” để được an nhiên, vui vẻ. Đó là sự hào sảng mà người đẳng cấp mới có.