Sống tích cực -Sống tiêu cực
Blog
Sống tích cực -Sống tiêu cực
Trước khi tôi đi sâu vào vấn đề những người bạn đang bảo tôi "sống tiêu cực", tôi xin phân tích một tí về "sống tiêu cực - sống tích cực" là gì?
Trước tiên, Sống tích cực là gì?
Sống tích cực - hay thái độ sống tích cực là thái độ sống luôn nhìn, cảm nhận mặt tích cực của cuộc sống qua lăng kính lạc quan, màu sắc rực rỡ.
Và người có lối sống tích cực là người luôn cảm nhận được mặt tích cực của cuộc sống, nhưng không phải lúc nào họ cũng "lạc quan hóa" vấn đề, mà đơn giản hóa vấn đề và tìm cách giải quyết chúng, chứ không phải là tránh né, ngụy biện hay tự ảo tưởng hóa bản thân về nó.
Và sau đó, Sống tiêu cực là gì?
Còn sống tiêu cực - hay thái độ sống tiêu cực là thái độ sống luôn nhìn, cảm nhận mặt tiêu cực của cuộc sống bằng sự bị quan, màu sắc xám xịt.
Và người có lối sống tiêu cực, ngược lại với người sống tích cực, luôn bi quan, luôn tránh né và thoái thác vấn đề. Thay vì tìm cách giải quyết vấn đề, họ lại tìm cách thoái thác, luôn tìm ra lý do để ngụy biện và phủ nhận vấn đề.
Vâng, sau khi trích dẫn một vài định nghĩa về vấn đề "sống tiêu cực, sống tích cực", tôi xin đi vào vấn đề "sống tích cực của người Việt" hiện tại!
Khi gặp một số vấn đề như:
- Tiếg Việt
- Formosa
- BOT Cai Lậy
- Sân bay Long Thành..
Khi nói về bản chất những sự kiện này, các bạn bảo tôi tại sao tôi sống tiêu cực, tức là tại sao lúc nào "anh","bạn", "bác".. sống tiêu cực vậy, đăng toàn thứ tiêu cực => "Bác sống tiêu cực" (Tức "tôi đang sống tiêu cực!").
Vâng, đó chính là những vấn đề tiêu cực, nó không chỉ ảnh hưởng tới tôi, tới các bạn ở hiện tại, mà ảnh hưởng đến đời sau, và sau nữa... Con cháu chúng ta, con cháu của con cháu chúng ta..
Chẳng hạn: vấn đề tiếng Việt - làn sóng trỗi dậy gần đây! Các bạn trẻ thích ngôn từ trẻ trâu thì cho đó là biện pháp hay, nhưng có mấy ai nhận thấy 1 điều rằng:
Ngôn ngữ (lời nói, chữ viết) là thành tố quan trọng bậc nhất của văn hóa. Mất ngôn ngữ đồng nghĩa với mất nước.
Thay đổi chữ viết, làm rối loạn ngôn ngữ, cũng đồng nghĩa làm rối loạn văn hóa, gây xáo trộn toàn bộ đời sống tinh thần và các sinh hoạt văn hóa của dân tộc.
Chữ Quốc ngữ được ghi âm theo nguyên tắc Ngữ học phương tây. Mỗi chữ cái là một âm, được xác định bằng các yếu tố khu biệt của bộ máy phát âm (như lưỡi, môi, răng…), luồng hơi. thí dụ, chữ/âm [b] là âm hai môi, chữ/âm [F] là âm môi – răng. Chữ/âm [d] và âm [đ] có vị trí lưng lưỡi khác nhau. Chữ/âm [X] và âm [Kh] là hai âm hoàn toàn khác nhau về phát âm, cho nên “xô, xoan” không có cơ sở khoa học nào để thay thế “khô, khoan”, vì chúng được phát âm hoàn toàn khác nhau. Tiếng Việt, nói thế nào thì viết thế ấy, viết thế nào thì đọc thế ấy. Âm và chữ không tách rời nhau. Khi thay đổi chữ thì cũng đồng thời làm thay đổi âm và làm thay đổi nghĩa. “khô” và “xô” là hai từ phát âm khác nhau, có nghĩa khác nhau.
Trích: BÙI CÔNG THUẤN
Và thật sự trong tất cả chúng ta, những con người có học thật sự, có nhận thức về sự nguy hại của nó đều nhận ra rằng:
- Người làm khoa học phải nghiên cứu thấu đáo những gì mà những nhà khoa học đi trước khám phá ra và đã được khẳng định trong đời sống, trong lịch sử và văn hóa. Chữ Quốc Ngữ đã xuất hiện trong tự điển VIỆT-BỒ-LA của Alexandre de Rhodes từ năm 1651. Từ đó đến nay, nhân dân đã làm cho chữ Quốc ngữ ngày cảng giản dị, tinh tế và có đủ khả năng thể hiện mọi khía cạnh đời sống Việt. Tiếng Việt hôm nay đã trở nên đẹp và vô cùng phong phú. Thơ Mới là một thí dụ.
- Dân tộc này hiểu rất rõ giá trị của chữ Quốc ngữ. Mọi sự “gây rối” với mưu toan phá hoại văn hóa sẽ bị nhân dân lên án. Xin nhớ rõ dân tộc này là dân tộc khôn ngoan và minh triết, những kẻ lừa bịp, cuồng ngông dù có núp dưới bóng “khoa học”, sẽ bị vạch mặt
Đến với vấn đề Formosa, ai cũng nhận thấy hậu quả để lại:
- Hậu sự cố Formosa: Doanh nghiệp thủy sản trước nguy cơ đóng cửa (theo Dân Việt: http://danviet.vn/kinh-te/hau-su-co-formosa-doanh-nghiep-thuy-san-truoc-nguy-co-dong-cua-703949.html)
- Hải sản Việt Nam bị tẩy chay cả trong và ngoài nước (Theo Người Việt: https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/hai-san-viet-nam-bi-tay-chay-ca-trong-va-ngoai-nuoc/)
- Kết quả khảo sát gần 130.000 hộ gia đình với trên 510.000 nhân khẩu tại 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế cho thấy sự cố môi trường biển đã làm 39.140 lao động mất việc làm (chiếm khoảng 14%). Trong đó, Hà Tĩnh và Quảng Bình là hai tỉnh chịu thiệt hại nặng nề nhất. Tỷ lệ thất nghiệp có sự gia tăng rất lớn tại các tỉnh nói trên. Cụ thể, Thừa Thiên Huế ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp là 10,1%, tăng 1,6 lần; Quảng Trị là 13,2%, tăng 2,8 lần; ở Quảng Bình là 28,6%, tăng 7,9 lần; Hà Tĩnh là 16,4%, tăng 15,7 lần. (Nguồn VTV: http://vtv.vn/van-de-hom-nay/lan-dau-cong-bo-thiet-hai-ve-viec-lam-cua-ngu-dan-4-tinh-mien-trung-2016110223462065.htm)
- Và còn nhiều những con số thiệt hại nằm đằng sau đó! Và dĩ nhiên, để làm sạch môi trường biển của những tỉnh thành này mất ít nhất bao lâu? "Phải mất ít nhất 50 năm hệ sinh thái biển của bốn tỉnh miền trung là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế mới có thể phục hồi lại được như trước." (Theo Nhân Dân: http://www.nhandan.com.vn/khoahoc/moi-truong/item/30038902-mat-bao-lau-thi-bien-mien-trung-se-phuc-hoi.html) Như vậy, sẽ phải trải qua bao nhiêu đời kể từ chúng ta: con chúng ta (nếu sinh tại thời điểm này 2018). 25 năm sau chúng kết hôn, đẻ con. Tiếp 25 năm nữa lại sinh cháu, vậy ít nhất trải qua 3 đời chịu ảnh hưởng: Chúng ta - Con - Cháu!
Khi nhắc, nói, chia sẻ & bàn luận các vấn đề tương tự, những người như tôi lại nhận được các quy chụp phản động, nói đến hậu quả xấu.. thì lại bị cho là suy nghĩ tiêu cực, sống tiêu cực. Nhưng đó chính là thực tế, những thứ ảnh hưởng trực tiếp đến chúng ta. Nhưng chúng ta không mang ra tranh luận để tìm phương án giải quyết. Chúng ta lại nói "thôi để cho con cháu chúng ta tìm cách giải quyết!" hoặc nó là vấn đề của chính phủ, chứ không phải việc của chúng ta! Chúng ta từ chối trách nhiệm của mình! Chúng ta sống bàn quan và thờ ơ với cái xấu! Hoặc chúng ta sợ!
Nhưng còn các bạn thì im lặng, các bạn tránh né, các bạn thoái thác, các bạn "lạc quan hóa" mọi vấn đề đó "rằng mọi chuyện rồi sẽ qua"! Và vâng, đúng là mọi chuyện rồi sẽ qua! Nó giống hệt viêc "đồ ăn bẩn" xung quanh các bạn mỗi ngày! Các bạn chỉ cần vào siêu thị mua "rau sạch" trong đó, rồi mọi chuyện rồi sẽ ổn! Thế nhưng các bạn có nghĩ rằng, con cái của bạn sau này, khi đi học "ăn vặt" và chắc chắn những món ấy có sạch, hay lại là "trà sữa" cơn ác mộng tuổi teen, nhưng họ vẫn thoải mái thưởng thức hằng ngày! Và việc thay vì các bạn chia sẻ thông tin đó cho cộng đồng, để cùng nhau lên tiếng, cùng nhau đưa ra ý kiến để tìm ra giải pháp thì các bạn "hạn chế", "né" các luồng thông tin này. Đó chính là cách "sống tích cực" của các bạn!
Trong một hội thảo đam mê dành cho sinh viên, diễn giả hỏi:
Bạn nào thích định cư ở nước ngoài?Thì có tới hơn 90% người tham gia đưa tay!
(nguồn: Phạm Hoàng Thái Dương - https://www.facebook.com/phtduong/posts/10216272299098068). Điều đó nói lên điều gì? Các bạn đang muốn trốn tránh thực tại! Tránh né cuộc sống mà các bạn đang có! Các bạn nghĩ rằng cứ ra nước ngoài, mọi thứ sẽ đẹp đẽ, tuyệt vời như trong mơ! Đó chính là cách sống "tích cực" chăng?Tôi sẽ có 1 bài viết phân tích về vấn đề này! để hiểu rõ và sâu sắc hơn!
Những người khác:
Suy nghĩ:
- Luôn suy nghĩ tích cực, mơ ước tích cực.
- Gạc bỏ, từ chối các vấn đề tiêu cực!
Hành động:
- Thỏa hiệp với cái xấu.
- Im lặng trước cái xấu.
- Sống an phận. Và làm giàu để thực hiện mơ ước "định cư nước ngoài" thoát ly cuộc sống thực tại!
- Không nói, phê phán hay lên án cái xấu cái tiêu cực.
- Tránh né các vấn đề xấu, sợ bị ảnh hưởng, bị vạ lây! Bằng cách không chia sẻ cái xấu lên trang cá nhân.
- Đọc nhiều tin tức "tích cực": hãm hiếp, giết người, đánh ghen...
Còn tôi:
Suy nghĩ:
- Nghĩ nhiều về các vấn đề tiêu cực.
- Nói nhiều về vấn đề tiêu cực.
Hành động:
- Chia sẻ và lên án cái xấu, tìm kiếm hướng giải quyết.
- Moi móc cái xấu, phân tích cái xấu, tìm cách đối phó với cái xấu.
- Nhìn trực diện vào cái xấu.
Thật vô phúc cho những ai được sinh ra trong gia đình của những người có lối "sống tích cực" bằng cách bàn quan và thờ ơ với xã hội như thế!