“Nghèo sang chảnh” - Lối sống mới hay sự lệch lạc trong nhận thức?

“Nghèo sang chảnh” - Lối sống mới hay sự lệch lạc trong nhận thức?

Blog

“Nghèo sang chảnh” - Lối sống mới hay sự lệch lạc trong nhận thức?

Nghèo sang chảnh - Ước mơ có một cuộc sống “mua đồ không cần nhìn giá” không phải của riêng ai, nhất là những người trẻ tuổi như sinh viên. Nhưng đứng trước những cám dỗ của vật chất, không ít người đã trở nên lầm lạc trong nhận thức mà khoác lên mình những thứ hào nhoáng, xa xỉ vượt xa tầm với mà người ta hay gọi là “nghèo sang chảnh”.

Tôi chứng kiến nhiều bạn trẻ là công nhân, chưa lập gia đình, tiền lương vốn không cao, nhưng toàn xài iPhone 12 PRO MAX, đi SH... Tiêu xài kiểu đó là làm ra được bao nhiêu tiền, tiêu hết bấy nhiêu, không có khoản tích lũy khi về già, không có khoản dự phòng cho những lúc ốm đau hoạn nạn, hay những lúc thất nghiệp, không có việc làm.

“Nghèo sang chảnh” - Lối sống mới hay sự lệch lạc trong nhận thức?

Nghèo nhưng phải “sang chảnh” - xu hướng sống của giới trẻ

Đã nghèo nhưng phải sang chảnh? Nghe có vẻ mâu thuẫn nhưng thực chất đây là một lối sống khá phổ biến hiện nay nhất là ở các bạn sinh viên. Nghèo sang chảnh hay còn hiểu là lối sống chạy theo vật chất, chi tiêu và đòi hỏi những thứ quá khả năng của bản thân.

Không khó để thấy việc chuộng vật chất, tiêu xài hoang phí hiện hữu ngay trong cuộc sống thường ngày. Nhiều bạn trẻ sẵn sàng mua những món đồ hiệu đắt tiền, mỹ phẩm cao cấp, giày chính hãng… khi thu nhập chỉ vài ba triệu một tháng. Để được nghe những câu tán thưởng và ghen tị từ bạn bè, không ít người sẵn sàng chi tiền cho những nhà hàng sang trọng,những chuyến đi chơi đắt tiền vượt quá khả năng.

Giới trẻ nhận được gì từ lối sống đó ?

Thỏa mãn mong muốn giàu sang của bản thân trong chốc lát, được rót vào tai những lời có cánh hay sự ngưỡng mộ từ đám bạn. Cuộc sống sang chảnh nhất thời không khiến bản thân trở nên sung túc hơn mà ngược lại càng làm cho cuộc sống hiện tại khó khăn bởi thói quen chi tiêu bất hợp lý. Đằng sau những bộ trang phục lộng lẫy, những đồ dùng đắt tiền là nỗi lo sợ làm sao để kiếm lại số tiền đã bỏ ra, là nỗi ám ảnh khi phải quay về thực tế phũ phàng khi không đủ dư giả.

“Nghèo sang chảnh” không còn đơn giản là một xu hướng sống, nó nói lên sự nhu nhược, tự ti không dám đối mặt với hoàn cảnh, điều kiện của bản thân. Lâu dần, khi mải miết đuổi theo những thứ xa xỉ, không ít người đã đánh mất chính mình.

Không đơn giản là lối sống, đó là sự lệch lạc về nhận thức

“Không ai đánh thuế ước mơ”. Việc mong muốn có một cuộc sống dư giả, đầy đủ là động lực phấn đấu của nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, không khó để thấy nhiều bạn sinh viên có suy nghĩ sai lệch, lầm lạc khi cho rằng chỉ khi khoác trên mình những bộ cánh lộng lẫy, đắp thật nhiều thứ hào nhoáng ra ngoài mới được người khác công nhận. Chính lối tư duy đó khiến không ít người bị rơi vào vũng bùn của sự tha hóa, họ lấy giá tiền của những món đồ, thương hiệu của những gì người khác mặc làm thương đo nhân cách, quy chuẩn con người.

Sự lệch lạc trong nhận thức đó còn bắt nguồn ngay từ chính những thói quen thường ngày. Không ít bạn sinh viên biện minh cho thói quen tiêu xài phung phí của mình với những lý do như “tuổi trẻ phải sống hết mình”, “không mua bây giờ sẽ không còn cơ hội nữa”... Những lời biện minh để mê hoặc cho những lần quá tay đó lâu dần trở thành một lối sống độc hại biến không ít người trở nên mù quáng, thiếu khôn ngoan khi chi tiêu và trở thành người chuộng vật chất.

Những sinh viên ở tuổi 19, 20, họ phải đối mặt với nhiều cạm bẫy, thử thách của cuộc sống để tôi luyện bản thân. Mê cung xã hội rồi sẽ khiến họ trưởng thành, khôn ngoan hơn hay họ sẽ để mất chính mình trong vũng bùn tội lỗi? Năm nay, Halloween 2020: Deviance quyết định đem những câu hỏi đó lên sân khấu lễ hội Ma để cùng các bạn sinh viên đi tìm câu trả lời. Với thông điệp: “Sinh viên là thế hệ dễ dàng bị sa ngã vào những cạm bẫy nhất. Đối mặt với điều đó, chúng ta luôn phải giữ vững tinh thần tỉnh táo và biết suy nghĩ thấu đáo để đưa ra các quyết định đúng đắn”, bữa tiệc Ma lần thứ 16 hứa hẹn sẽ đem đến những góc nhìn chân thực, những bài học ám ảnh cho bất kỳ ai đã, đang là sinh viên.

Tôi thì luôn nghĩ và làm ngược lại, phải tích lũy để phòng lúc sa cơ lỡ vận hoặc lúc ốm đau bệnh tật rồi mới tính chuyện hưởng thụ thế nào? Theo quan điểm của tôi, kiếm tiền và tiết kiệm đều quan trọng như nhau. Nếu kiếm nhiều tiền mà không biết tiết kiệm thì bạn cũng sẽ chẳng có dư, hoặc dư không đáng bao nhiêu cả. Nếu bạn không tiết kiệm thì khi có hữu sự, bạn lấy tiền đâu ra để lo công chuyện?

Nếu bạn cho rằng kiếm tiền quan trọng hơn thì hãy tìm đọc hai cuốn sách là: "Nhà triệu phú hàng xóm" và "Người giàu nhất thành Babylon" để thấy việc tiết kiệm tiền quan trọng như thế nào? Theo Adam Khoo, tác giả cuốn sách "Bí quyết tay trắng thành triệu phú, chúng ta nên nhắm đến bốn mức giàu có là:

1. Mức đầu tiên là vững vàng tài chính: tức là chúng ta phải bảo đảm có khoản tích lũy ít nhất là đủ để trang trải chi phí sinh hoạt hiện tại của mình trong vòng tối thiểu sáu tháng.

2. Mức thứ hai là an toàn tài chính: tức là chúng ta có đủ khả năng tài chính và có nguồn thu nhập thụ động để đảm bảo cho mức sống tối thiểu mà không cần làm việc.

3. Mức thứ ba là tự do tài chính: tức là chúng ta tích lũy được nhiều tài sản gia tăng, tạo ra thu nhập thụ động đủ để trang trải cho mức sống hiện tại mà không cần phải làm việc cho đến hết đời.

4. Mức thứ tư là dư dả tài chính: đây là mức cao nhất mà hầu hết mọi người đều muốn hướng đến.

Tuy nhiên, tôi thấy ngày nay rất nhiều các bạn trẻ lại đang làm ngược lại, tức là họ lo hưởng thụ trước, mà không nghĩ đến chuyện tích lũy. Lý do họ đưa ra thì rất nhiều, nhưng tựu trung lại vẫn là "lúc còn trẻ không lo hưởng thụ, khi già có hưởng thụ được nữa đâu".

Thế nhưng, cuộc sống không ai biết trước điều gì sẽ xảy ra, giống như đợt dịch Covid-19 bùng phát hai năm nay vậy, nó khiến rất nhiều người rơi vào cảnh mất việc, khó khăn không thực phẩm, không đủ chi phí cho cuộc sống. Thực tế hiện nay đã chứng mình một điều rằng, những ai không có tích lũy từ trước thì cuộc sống của họ sẽ gặp vô vàn khó khăn khi biến cố xảy ra.