Lý tưởng sống

Lý tưởng sống

Lý tưởng sống

Lý tưởng sốngLà con người, ai chẳng mong mình thành đạt, gia đình hạnh phúc, cuộc sống sung túc… Những ước mơ chân chính đó luôn là động lực thúc đẩy bao người cố gắng để đạt được. Nhưng là thế nào để đạt được chúng?Để đạt được niềm khát vọng đó, người ta luôn tìm cho mình một lẽ sống cho cuộc đời, hay nói đúng hơn là một lý tưởng. Lý tưởng này sẽ hướng dẫn đời họ vượt qua mọi chông gai và can đảm chấp nhận mọi nghịch cảnh. Vì có một lý tưởng để theo đuổi, có một lẽ sống cho cuộc đời, bạn sẽ như con thuyền lênh đênh trên biển nhưng luôn có một ngọn hải đăng sáng chói soi đường và chỉ lối bạn đi về đâu. Và phải chăng những người không có lý tưởng sống, sống cuộc sống không có một mục đích nào để theo đuổi cũng như miếng dẻ trôi trên dòng sông vô định? 
Lý tưởng sống là gì?
- "Khi còn khoẻ mạnh, tôi cũng đã từng suy nghĩ điều gì là quan trọng nhất trong cuộc đời? Sau khi biết mình mắc bệnh, tôi đã đi đến kết luận điều quan trọng nhất chính là triết lý sống của một con người” - Eugene O’Kelly - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Công ty Kiểm toán Quốc tế KPMG, Hoa Kỳ...
 
- "Bạn sẽ không làm được gì nếu bạn không có mục đích, bạn cũng không làm được gì vĩ đại nếu mục đích của bạn tầm thường" (Điđơro) 
 
Bạn có bao giờ tự hỏi vì sao mình tồn tại, mình tồn tại để là gì không? 
Một câu hỏi tưởng chừng là đơn giản nhưng nó làm cho chúng ta phải trầm tư mà suy ngẫm về chính bản thân mình. Cũng giống như một tổ chức, một doanh nghiệp, khi thành lập, họ luôn phát biểu tôn chỉ, mục đích – hay nói cách khác là sứ mạng của mình. Sứ mạng của hang giày dép Bitis được thể hiện ngay trong câu slogan “Nâng niu bàn chân Việt”, của mạng di động EVN là “Kết nối sức mạnh”… Vậy, bạn xác định sứ mạng cuộc đời mình là gì? 
 
Đây là băn khoăn của không ít những bạn trẻ thời nay. Nhiều người cho rằng cuộc sống bận rộn như vậy thì làm gì có thì giờ để đặt vấn đề niềm tin hay lý tưởng sống. Cũng có bạn cho rằng cứ sống tự nhiên, đến đâu hay đó, làm gì phải bận tâm đến niềm tin hay lý tưởng sống. Những người nói như vậy thật ra là cũng đã có niềm tin hay lý tưởng sống cho chính mình. Niềm tin hay lý tưởng đó là sống đến đâu hay đó, không cần suy nghĩ hay đặt vấn đề. 
 
Lý tưởng sống từ những việc gần gũi
Có không ít người còn nhớ nội dung truyện ngắn “Phấn thông vàng” của Xuân Diệu. Câu chuyện kể rằng có một chàng họa sĩ rất buồn rầu vì thất bại trong tình yêu đang đi lang thang trong rừng thông. Lòng chàng bi ai. Cuộc sống như đang trôi đi những ngày vô vị. Bỗng chàng thấy phấn thông vàng bay khắp nơi. Chàng liên tưởng đến chuyện trong vườn ngô vàng bỗng nhiên có những bắp ngô trắng xen vào, và giải thích đó là do vườn ngô trắng ở phương xa nào đó hào phóng gửi tặng những bụi phấn hoa đến vườn ngô vàng này. Những bụi phấn thông vàng cũng vậy, hào phóng cho đi rất nhiều cái tinh túy của mình dẫu biết rằng chỉ có rất ít được tạo quả, thành cây. Hiểu được điều đó, lòng chàng họa sĩ bỗng vui trở lại. Chàng nghĩ rằng chàng sống là để cống hiến, để cho đi những cái hay cái đẹp của mình – cho dù không phải ai cũng sẵn sàng đáp lại.
 
Cuộc sống cần phải có lý tưởng dẫn đường! Bạn có thể ra đi từ nhiều nơi, đi theo những lối khác nhau, nhưng cuối cùng mỗi người phải lựa chọn cho mình một cái đích để hướng đến. Ta sống cho ta, cho những người thân, bạn bè và cho mọi người vì ta yêu chính ta, mọi người yêu ta và ta cũng yêu mọi người. Lý tưởng dẫn dắt sự nghiệp, tăng thêm sức mạnh cho mọi người để đạt đến thành công trong sự nghiệp. Lý tưởng tiếp thêm sức mạnh cho ta mỗi khi ta yếu lòng để có thể vượt qua khó khăn và thử thách trên con đường đi đến đích cuối của cuộc đời.
 
Lý tưởng sống từ những điều bình dị
Nhiều người từng nghe câu nói trong bài hát khá nổi tiếng của Trịnh Công Sơn:
 
"Sống ở đời sống cần có một tấm lòng, 
để làm gì em biết không? 
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...."
 
Một thời gian dài tôi mới nhận ra rằng ý nghĩa của câu này là "hãy mở rộng tấm lòng của bạn với cuộc sống này, với mọi người xung quanh bạn và đừng mong đợi bạn sẽ nhận lại được gì... Hãy san sẻ tấm lòng để cuộc sống này đẹp hơn và đừng nghĩ rằng những cái gì mình đã cho đi là lớn lao mà nó chỉ là những cái gì nhỏ nhoi nhất nhẹ nhàng... chỉ để gió cuốn đi...".
 
Phải sống có lý tưởng! Bạn có thể ra đi từ nhiều phía, theo những con đường khác nhau, nhưng cuối cùng mỗi người phải lựa chọn cho mình mục đích của cuộc sống. Ta sống cho ta, cho những người thân, bạn bè và cho mọi người. Vì vậy, chỉ có hạnh phúc khi "mình vì mọi người và mọi người phấn đấu vì hạnh phúc của từng người". Rõ ràng lý tưởng là mục đích sống, là ý nghĩa của mỗi cuộc đời. Lý tưởng quyết định sự thành công trong cuộc sống. Lý tưởng dẫn dắt sự nghiệp, tăng thêm sức mạnh cho mọi người để đạt đến thành công trong sự nghiệp. Lý tưởng cho ta sức mạnh vượt qua khó khăn và thử thách trong cuộc sống.
 
Lý tưởng của ta không cần lớn lao dù chỉ là một chiếc lá, một người quét đường cũng cần có cho mình một lý tưởng bình dị như những vĩ nhân: "Một người quét đường hãy quét những con đường như đại nhạc sư Beethoven đã soạn nhạc, hãy quét những con đường như đại văn hào Shakespeare đã làm thơ...".
 
Lý tưởng và tư tưởng
Lý tưởng được định nghĩa là “tư tưởng cao đẹp hướng đến mục tiêu”. Như vậy, đã là lý tưởng sẽ không tồn tại lý tưởng sai lầm, mà chỉ có tư tưởng sai lầm, dẫn đến việc không xác định được lý tưởng.
 
Như vậy việc hình thành được lý tưởng là khó nhưng việc vun đấp nuôi dưỡng lý tưởng, biến lý tưởng sớm được hiện thực là một quá trình lâu dài, kiên định theo mục tiêu mà mình đã chọn. Để thực hiện được lý tưởng cao đẹp đó mỗi một thanh niên đang ngồi trên ghế nhà trường hay đang tham gia vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, phải luôn đề cao tinh thần và ý chí học tập, học suốt đời như câu nói của Bác: “Đường đời là cái thang không nấc chót, việc học là quyển sách không có trang cuối cùng” để từ đó, tự xác định là vì sao phải học, học cho ai, học để làm gì và học như thế nào.
 
Để thực hiện được lý tưởng, ngoài việc nâng cao trình độ kiến thức, coi đó là yếu tố quan trọng, nhưng quan trọng hơn phải hết sức quan tâm là tư cách và đạo đức, khi ta hiểu rằng, một người nào đó không thể thực hiện được công việc mà mình đã và sẽ đảm nhiệm, nếu không có tài năng nhưng sẽ là tệ hại hơn, nếu có tài năng nhưng thiếu vắng tư cách và đạo đức. Trong trường hợp đó, họ có thể không cống hiến được gì, mà ngược lại, sẽ trở thành kẻ phản bội. Chính vì lẽ đó, để thực hiện được lý tưởng, cần thiết phải nâng cao trình độ nghề nghiệp, đồng thời phải hết sức quan tâm đến việc tu dưỡng đạo đức. Một câu nói quen thuộc: “Anh hùng tạo ra thời thế nhưng thời thế lại tạo ra anh hùng” chính là xuất phát từ mối quan hệ biện chứng giữa con người với lịch sử mà thanh niên chúng ta cần phải hiểu đúng, để từ đó tự mình dấng thân vào một sự nghiệp mà tầm quan trọng của nó vượt cả thời gian lẫn không gian, như câu châm ngôn “Đời người ví như một dòng sông. Hạnh phúc cho ai là giọt nước của dòng sông ấy và đáng buồn cho ai chỉ là cộng rác vật vờ trôi theo dòng sông”.  
Bài học tương tự
- Triết lý sống
- Vì sao mà sống
- 12 câu nói của Khổng Tử có giá trị suốt đời