5 cách giúp con cái trải lòng

5 cách giúp con cái trải lòng

Blog

5 cách giúp con cái trải lòng

5 cách giúp con cái trải lòngLàm thế nào để con cái trải lòng và nói chuyện với cha mẹ? Khi còn nhỏ, con cái không ngừng huyên thuyên với bạn mọi thứ nhưng bước sang tuổi tiểu học, hầu hết chúng bắt đầu ít nói hơn.
Để giải quyết vấn đề này, làm cha mẹ, bạn có thể chọn những cách sau:
 
1. Chú ý những cuộc trò chuyện nhỏ
 
Bạn hãy chú ý những câu chuyện dù nhỏ của con và gạt hết mọi thứ sang một bên để trả lời chúng, ít nhất là 1 lần trong 8 lần khi nói chuyện với trẻ. Điều này có thể làm bạn cảm thấy bực mình khi phải gián đoạn việc riêng để tập trung vào một câu hỏi của con, nhưng cách phản ứng của bạn với lời đề nghị của trẻ là yếu tố xây dựng sự gần gũi đôi bên.
 
Với con cái, điều này còn cho thấy trẻ có thể trông chờ vào bạn bất kỳ lúc nào chúng cần. Hơn thế, chúng còn quan trọng hơn là bất cứ cuộc trò chuyện nào bạn cố gắng khởi xướng, ví dụ khi bạn cố gắng muốn con cái nói với bạn điều gì xảy ra ở trường lớp của chúng hôm nay.
 
Những bậc cha mẹ có mối quan hệ gần gũi với con cái trong độ tuổi thiếu niên sẽ dễ dàng nắm bắt được những tín hiệu khi con mình muốn nói chuyện, ngay cả việc con vừa chia tay bạn trai. Dĩ nhiên, điều này có thể khó khăn nếu bạn đang bận xử lý một công việc gấp và những thứ khác. Tuy nhiên, trẻ trong tuổi thiếu niên thường cảm thấy cha mẹ chúng có nhiều thứ khác còn quan trọng hơn là quan tâm đến cảm xúc của chúng và đó là sự thất bại của bạn.
 
2. Tránh những câu hỏi phán xét
 
Những câu hỏi bắt đầu với “Tại sao…” thường tạo cho con có tâm lý phòng thủ. “Tại sao con không mặc cái áo này?” sẽ bất lợi hơn là “Con nghĩ thế nào khi hầu hết các bạn sẽ mặc cái áo này trong chuyến dã ngoại sắp tới?”.
 
3. Đừng xen ngang bằng những giải pháp và lời khuyên
 
Con bạn cần cơ hội để thổ lộ, vì thế chúng không thể lắng nghe lời khuyên của bạn cho đến khi trải hết nỗi lòng. Tiếp theo, con bạn cần cơ hội để nghĩ ra những giải pháp của riêng chúng, đó là cách trẻ thể hiện sự tự tin và năng lực.
 
Nếu bạn xen ngang bằng cách đưa ra những giải pháp sẽ khiến trẻ cảm thấy mình bất tài, kém cỏi. Tuy nhiên, khi có thể thấu hiểu những cảm xúc của con và sau đó, giúp con động não tìm cách giải quyết, trẻ sẽ xem bạn là người cần thiết để chia sẻ và có thể tìm bạn mỗi khi gặp những vấn đề nan giải.
 
4. Kết nối với con cái mỗi ngày
 
Hãy chắc rằng bạn kết nối với từng đứa con của mình mỗi ngày, dù chỉ trong thời gian ngắn. Luôn vui vẻ, cởi mở khi trẻ đi học về là cách hiệu quả giúp bạn biết được những điều trẻ làm ở trường trong ngày.
 
Đứa con 9 tuổi có thể muốn được bạn ôm ấp, nựng nịu nhưng đứa mới lớn lại thích tán gẫu với bạn mọi thứ, từ những chuyện trong ngày ở trường cho đến kỳ nghỉ cuối tuần đến hoặc chương trình tivi cả hai vừa xem. Ngoài ra, bạn có thể phát triển một thông lệ nhỏ như cùng con chia sẻ một tách trà cả hai đều thích vào mỗi tối trước khi ngủ.
 
5. Sử dụng thông tin gián tiếp
 
Trẻ có khuynh hướng cởi mở hơn khi ngồi trong xe hơi, đi bộ hoặc trong bóng tối… khi tiếp xúc mắt của chúng bị hạn chế. Đây là những thời điểm thích hợp nhất để trẻ trải lòng.
 
Một cơ hội khác để bạn có thể lấy được thông tin gián tiếp từ con là khi chúng gặp bạn bè hoặc ngồi trên xe hơi của bạn. Lúc này, bạn cần im lặng và lắng nghe. Dĩ nhiên, trẻ biết sự hiện diện của bạn nhưng thường muốn nói chuyện vào lúc này nhiều hơn là nói trực tiếp.