10 vấn đề tâm lý phát sinh do cách nuôi dạy không đúng của bố mẹ

10 vấn đề tâm lý phát sinh do cách nuôi dạy không đúng của bố mẹ

Blog

10 vấn đề tâm lý phát sinh do cách nuôi dạy không đúng của bố mẹ

10 vấn đề tâm lý phát sinh do cách nuôi dạy không đúng của bố mẹLý do tưởng chừng như khá bình thường, nhưng hầu hết các vấn đề tâm lý đều bắt nguồn từ những cảm xúc thời ấu thơ đã in sâu trong ký ức một người. Dưới đây là 10 vấn đề tâm lý phát sinh do cách nuôi dạy không đúng của bố mẹ.
1. Lo lắng thái quá, trầm cảm, thiếu tính độc lập
 
"Cha mẹ trực thăng" luôn theo dõi và quan sát tỉ mỉ cuộc sống của con mình. Họ nghĩ điều ấy là tốt cho con nhưng lại không biết nó hình thành các vấn đề tâm lý trong trẻ. Nếu bạn không thể tự đưa ra một quyết định quan trọng mà phải điện thoại về hỏi ý kiến bố mẹ, có lẽ bạn chính là một đứa trẻ như vậy.
 
2. Nghiện những thứ có hại và các trò thể thao mạo hiểm
 
Nếu cha mẹ luôn nói với con về những hậu quả chúng gây ra, chúng sẽ kết luận rằng cuộc sống của mọi người sẽ tốt đẹp hơn nếu không có chúng. Kết quả là khi trẻ trưởng thành, từ sâu trong tiềm thức chúng luôn tìm cách tự hủy diệt bản thân như: uống rượu, hút thuốc, sử dụng ma túy và các trò thể thao mạo hiểm.
 
3. Không biết cách thư giãn và nghỉ ngơi
 
"Hãy nghiêm túc!", "Đừng cư xử ngu ngốc như vậy!", "Đừng giống như một đứa trẻ!" Những câu nói này sẽ thoát ra từ miệng các bậc phụ huynh quá khô khan, nghiêm túc, không hiểu tâm lý trẻ em và ghét những người chưa trưởng thành. Lâu dần, trẻ trở thành một bản sao cứng nhắc của chính bố mẹ mình.
 
4. Hạ thấp lòng tự trọng, mong muốn trở thành một người khác
 
Những ông bố, bà mẹ luôn so sánh con mình với những đứa trẻ "hoàn hảo" khác thì chúng sẽ trở thành một thiếu niên tự kỷ, trưởng thành sẽ là người có mặc cảm tự ti. Họ vừa cố gắng thể hiện tốt lại vừa chán ghét chính mình vì không giỏi hơn ngay từ đầu.
 
5. Gặp rắc rối trong đời sống cá nhân
 
Những lời chỉ dạy đừng nên tin tưởng bất cứ ai sẽ khiến trẻ nhìn thế giới chỉ toàn là kẻ thù với những cái bẫy ở khắp mọi nơi. Khi trưởng thành, việc không tin tưởng người khác khiến họ luôn gặp rắc rối trong đời sống cá nhân.
 
6. Tìm kiếm bạn đời kiêm cha mẹ
 
"Con còn quá nhỏ để làm điều đó!" Liên tục bị nhồi nhét ý tưởng này, khi lớn lên trẻ sẽ trở thành một người trưởng thành trong tâm tính trẻ con. Họ sẽ "còn quá nhỏ" mãi mãi, ngày càng trở nên phụ thuộc và cần một bạn đời kiêm cha mẹ.
 
7. Tài năng bị đàn áp, thiếu sáng kiến, giải trí tiêu cực
 
Nếu cha mẹ thường xuyên sử dụng các cụm từ như: "Trứng đừng có mà đòi khôn hơn vịt!" hoặc "Hãy thôi mơ mộng đi!" thì trẻ sẽ không có chính kiến, sáng kiến hay năng lực lãnh đạo. Khi trưởng thành, chúng có thể bị nhấn chìm trong những cơn say, những cuộc chơi bời hay những trò giải trí tiêu cực.
 
8. Khép kín, đè nén cảm xúc
 
Sự thiếu thốn tình thương cũng như sự thiếu tinh tế của bố mẹ sẽ in sâu trong tiềm thức của một đứa trẻ. Khi thường xuyên phải nghe bố mẹ bảo mình hãy ngừng khóc hoặc phàn nàn, trẻ sẽ dần dần khép kín cảm xúc. Những cảm xúc bị đè nén này lâu dần có thể chuyển thành những vấn đề về căng thẳng thần kinh.
 
9. Trầm cảm, luôn mang cảm giác tội lỗi
 
"Bố mẹ nhịn ăn nhịn mặc, từ bỏ mọi thứ chỉ để lo cho con ăn học đến nơi đến chốn!" Những câu nói như thế này khiến cảm giác không xứng đáng tràn ngập trong lòng trẻ. Tương tự, khi bị điểm xấu chúng càng cảm thấy mình tội lỗi nhiều hơn. Những điều này khiến trẻ luôn ở trong tình trạng liên tục căng thẳng.
 
10. Thiếu tính độc lập, thiếu trách nhiệm và non nớt
 
Có một số cha mẹ thuộc kiểu bảo vệ con thái quá, không cho phép trẻ làm bất cứ điều gì. "Đừng đụng vào con mèo! Nó sẽ cào xước tay con!" "Đừng ngồi ở mép ghế!"

Những thông điệp này khiến cho trẻ sợ đưa ra quyết định. Sự thụ động và thiếu trách nhiệm cũng xuất hiện theo.