Văn hóa Sài Gòn xưa - Hai tiếng

Văn hóa Sài Gòn xưa - Hai tiếng "Dạ thưa"

Blog

Văn hóa Sài Gòn xưa - Hai tiếng "Dạ thưa"

Những ngày còn bé, ba mẹ hay dạy tôi khi nói chuyện với người lạ và người lớn tuổi hơn là phải “dạ thưa”. Tiếng “dạ thưa” không đánh mất đi giá trị của bản thân con, nhưng nó thể hiện sự tôn trọng với người đối diện, đồng thời cũng là tôn trọng chính bản thân mình.

Những năm tháng lăn lộn với đời,  nằm gai nếm mật, tôi vẫn giữ cho bản thân mình điều ba mẹ đã dạy tôi từ thời còn tấm bé. Khi  nói chuyện với người lớn, hay người lạ tôi đều dạ thưa, khi đưa vật gì đó cho người lớn hơn, tôi phải dùng 2 tay để trao, nhiều người bảo tôi là kẻ khúm núm, làm như thế là tự hạ thấp bản thân mình. Nhưng tôi nào thấy điều đó là hạ thấp giá trị bản thân mình.

Tôi chỉ cảm thấy điều giản đơn là khi tôn trọng người khác, cũng là tự tôn trọng lấy bản thân mình, tôn trọng những điều mẹ cha đã dạy.

Và hơn thế nữa, là tôi cảm ơn ba mẹ tôi đã dạy cho tôi những điều tuy giản đơn nhưng nó lại là điều giúp tôi hiểu cuộc sống hơn, và tồn tại trong lòng tôi thật sự cái gọi là lòng biết ơn.

Những năm sau này, khi internet phát triển, tôi có cơ hội xem lại những đoạn phim nhựa ủa Sài Gòn làm trước năm 75, hoặc gần hơn, được xem qua các cô, chú ca sĩ của thế hệ trước 75 trả lời phỏng vấn, tôi đã nhận thấy rằng không bao giờ thiếu vắng tiếng dạ tiếng thưa trong đối đáp với nhau, dù đó là nói chuyện với người lớn tuổi hơn hoặc nhỏ tuổi hơn thì đều như vậy. 

Hoàng Oanh – cô ca sĩ – cựu nữ sinh Gia Long quê ở Mỹ Tho, khi trả lời phỏng vấn của các đài ở hải ngoại, vẫn xưng là “dạ thưa chị”, “dạ chưa anh”… dù người đối diện chỉ đáng tuổi con cháu.

Điều đó không phải chỉ có trong phim ảnh hay trong các đoạn phỏng vấn, đó là một nét văn hóa nói chuyện thông thường của Sài Gòn xưa, và ít nhiều vẫn còn cho đến nay đối với những người Sài Gòn gốc.

Người Sài Gòn thân tình, lịch sự, không trịch thượng, luôn nói chuyện một cách hòa nhã và “ngọt” như vậy không biết từ bao giờ, không phải ngọt theo kiểu khen lấy lòng hay xã giao. Mà là những tiếng dạ, thưa, cám ơn, xin lỗi… đã nằm sẵn trong tim và nằm ngay cửa miệng.

Những tiếng dạ thưa đó, ngày nay có lẽ trở thành thứ quý hiếm. Xưa có mà nay tự nhiên biến mất, có phải là do cuộc sống hiện đại quá vội vàng, người ta cắt bớt chữ nghĩa đi để nói cho nhanh, phù hợp với chủ nghĩa yêu cuồng sống vội, hay là do giá trị của vật chất đã tỉ lệ nghịch với giá trị của con người?

Còn bây giờ? 

Có lẽ hiếm lắm mới gặp được người giữ được văn hóa “Dạ - thưa”, có chăng chỉ là những người Sài Gòn gốc còn sót lại. 

Giờ ra đường, nghe đám nhỏ nói chuyện với cha mẹ chúng, không còn “dạ thưa”, chỉ có những câu nói không đầu không cuối, không chủ ngữ vị ngữ.. Điều đó cũng dễ hiểu thôi, bởi ngay chính cha mẹ chúng cũng nói với ông bà, những người lớn tuổi hơn cha mẹ chúng bằng cái giọng trịch thượng, bề trên, và coi việc dạ thưa với người khác là việc tự hạ thấp giá trị của bản thân, là thấp hèn…

Chúng cũng ảnh hưởng từ chính cha mẹ chúng mà ra! Nhưng cái “văn hóa trịch thượng” ấy từ đâu mà có, chắc chỉ có trời mời biết, và chỉ một số ít người nghĩ này nghĩ nọ thôi…

Lớp trẻ bây giờ đến trường vẫn nghe rao giảng “Tiên học lễ - hậu học văn”, nhưng có bao nhiêu đứa trẻ hiểu ý nghĩa câu đó. Bởi chúng đến trường học không phải để chúng thành người, mà trở nên giỏi giang nở mày nở mặt cho cha mẹ chúng. Và việc chúng đi học là dùng tiền để mua chứ có phải đùa.

Rất nhiều báo đài phản ảnh chuyện chạy trường, điển hình:

Không những vậy, trường học cũng là nơi có thể nhận hối lộ - đưa hối lộ:

Thế nên cũng dễ hiểu tại sao thanh niên bây giờ lại mất đi “dạ thưa”.