Tình yêu và tiền bạc – Bài toán khó cho các cặp vợ chồng trẻ

Tình yêu và tiền bạc – Bài toán khó cho các cặp vợ chồng trẻ

Blog

Tình yêu và tiền bạc – Bài toán khó cho các cặp vợ chồng trẻ

Tình yêu và tiền bạc – Bài toán khó cho các cặp vợ chồng trẻTiền bạc luôn là một vấn đề nhạy cảm, đặc biệt là trong hôn nhân. Vậy đâu là những sai lầm về quản lý tài chính thường gặp giữa các cặp vợ chồng trẻ và làm cách nào để vượt qua chúng.
Có 3 cạm bẫy về quản lý tiền bạc trong hôn nhân mà bạn muốn tránh.
 
Kết hợp tài chính tất cả cùng một lúc
 
Nhiều đôi vợ chồng coi việc sáp nhập tài chính của họ như một quyết định “được ăn cả, ngã về không”, và theo tác giả của cuốn Broke Millennial, Erin Lowry, đó là một sai lầm.
 
“Một trong những sai lầm lớn nhất của các cặp đôi là có một tài khoản ngân hàng chung quá sớm. Nếu bạn có một cuộc chia tay tồi tệ, và nếu bạn đã bỏ rất nhiều thu nhập vào trong tài khoản đó, thì họ có thể lấy tiền của bạn và cao chạy xa bay.”
 
Trong khi đó nhiều chuyên gia tài chính cho rằng không bao giờ là quá sớm để bắt đầu nói về tiền bạc cả, nhưng tốt hơn hết là nên từ từ khi nói tới sáp nhập tài chính. Trên thực tế, nhiều các cặp vợ chồng đã làm điều này – đặc biệt với những cặp đôi trẻ.
 
“Hầu hết mọi người bắt đầu chia sẻ chi phí sau khi họ chuyển về ở với nhau hoặc là có con. Và khi mà cuộc sống của những cặp đôi này kết nối với nhau nhiều hơn, thì càng nhiều tiền sẽ được đưa vào tài khoản chung” – Derek Zumsteg, một nhà thiết kế sản phẩm tài khoản chung tại ngân hàng trực tuyến Simple.
 
Phải chia chi phí một cách thông minh có thể tạo ra một mức độ độc lập nhất định trong khi cũng giúp tránh những cuộc nói chuyện gượng gạo về tiền bạc khi mối quan hệ phát triển theo chiều hướng xấu đi.
 
Thay vì chia tiền 50/50 trong mọi thứ, bạn có thể phân công ai mua vật dụng gì và tự thanh toán món hàng đó.
 
Giữ bí mật những quỹ đen hoặc các khoản nợ
 
Theo một nghiên cứu của quỹ tái cung cấp vốn cho sinh viên SoFi, vấn đề tiền bạc là một trong những ấn tượng xấu nhất khi những người trẻ đi tìm kiếm bạn đời cho mình. Gần 21% những người trong độ tuổi 25 - 35 đã nói không với những con nợ.
 
Đó là lý do vì sao kể cả khi đã kết hôn, lừa dối tài chính bằng cách lờ đi không đả động đến khá phổ biến. Khoảng 5% những người trả lời khảo sát của CreditCards.com thú nhận rằng họ giữ quỹ đen mà vợ/chồng họ không biết, ví dụ như một thẻ tín dụng hoặc một tài khoản ngân hàng ẩn.
 
Hành vi này có thể gây hại với rất nhiều nguyên do, bao gồm cả lòng tin bị phá vỡ và nó có thể dẫn đến thâm hụt ngân sách hàng tháng của bạn nếu chi tiêu không hợp lý.
 
Nếu bạn phát hiện ra sự không trung thực về tài chính của vợ/chồng mình, thì bạn nên xử trí rất khéo léo khi nói chuyện với họ. Bạn không nên tỏ ra giận dữ một cách thái quá, hay tỏ ra khó chịu. Lạt mềm buộc chặt, vì vậy, bạn hãy nhẹ nhàng nói chuyện, và tìm hiểu nguyên nhân tại sao họ lại cần giữ quỹ đen, cùng nhau tìm phương án giải quyết. Có như vậy, đối phương mới có thể thành thật với bạn trong mọi vấn đề.
 
Nếu bạn cảm thấy việc mở lời khá khó khăn thì có thể kể một câu chuyện có thật hoặc không có thật về một tình huống tương tự, nêu ý kiến của bạn về việc giữ quỹ đen sau câu chuyện đó và để người đối diện tự quyết định có nói cho bạn biết hay không.
 
Không xác định rõ chi phí chung và riêng
 
Khi hai bạn sống cùng với nhau, thì quyết định rạch ròi trong các khoản chi tiêu vụn vặt cũng quan trọng như những quyết định to lớn khác như bạn muốn có bao nhiêu con và khi nào thì bạn muốn mua nhà riêng.
 
Ví dụ với những đồ dùng hàng ngày như giấy vệ sinh, dầu gội, bột giặt, xác định sớm cách phân chia các chi phí này như thế nào là rất quan trọng. Nó giúp ngăn ngừa cảm giác bức xúc có thể xảy ra sau này, vì mỗi cá nhân có thu nhập và các ưu tiên về chi tiêu khác nhau.
 
Một giải pháp được đưa ra là chia chi tiêu chung theo tỷ lệ lương của 2 vợ chồng. Ví dụ bạn kiếm được 10 triệu/tháng còn vợ/chồng bạn kiếm được 8 triệu/tháng, thì một sự phân chia hợp lý có thể là tách những hóa đơn cho gia đình theo tỷ lệ 5/4.
 
Tiền bạc không phải là vấn đề phổ nhất trong hôn nhân, nhưng các nghiên cứu đã gợi ý rằng khi các xung đột tài chính bắt đầu diễn ra, chúng có xu hướng kéo dài và làm tổn thương những mối quan hệ hơn các vấn đề khác.
 
Cuối cùng, nếu bạn đã thử mọi cách trên nhưng vẫn vô hiệu, thì có một lựa chọn khác cho bạn. Đó là nhờ một bên thứ ba, có thể là người lập kế hoạch tài chính, tham gia vào giải quyết vấn đề này. Sự tham gia của một người ngoài cuộc để giải quyết vấn đề tài chính cho vợ chồng bạn không có gì là sai trái cả.
 
Bạn cần phải nhớ rằng điều quan trọng nhất chính là hôn nhân hạnh phúc của bạn, đừng để vấn đề tài chính là bạn quên bẵng đi điều cốt lõi đó.