Tản mạn những ngày cuối năm

Tản mạn những ngày cuối năm

Blog

Tản mạn những ngày cuối năm

Tản mạn những ngày cuối nămTrong những ngày cuối năm này Dượng có 2 câu chuyện muốn gửi tới các con của Dượng. Hãy làm việc, làm người có ích cho xã hội nhéDượng Tony1.  Câu chuyện thứ nhất
Ngày 30 tết năm 199x. Văn phòng của hãng thương mại lớn nhất Nhật Bản tại Việt Nam vắng hoe. Nhân viên gần cả trăm người, kể cả Việt lẫn Nhật, đều lấy ngày phép để nghỉ hết, rải rác từ mấy ngày trước đó. Chỉ có 2 người còn cắm cúi làm việc, một là ông già người Nhật, một quản lý giỏi nhất được hãng cử sang Việt Nam để xây dựng thị trường. Và người thứ 2 là một là cậu thanh niên Việt Nam trẻ măng 22 tuổi mới vừa vào làm được mấy tháng, Năm đó công ty nghỉ vào 28 tết. Dù công ty có chính sách ai ở lại 2 ngày cuối làm thêm thì sẽ được lương gấp rưỡi, nhưng không ai chịu làm cả. Có một số khoản tiền nong, giấy tờ chi phí này nọ người ta chỉ chốt vào ngày cuối tháng chạp, nên một mình cậu đã phải làm giúp việc của bao nhiêu người, vừa đi vừa chạy mới làm hết việc của đồng nghiệp nhờ. Buổi trưa, ông Nhật ra mời cậu đi ăn nhưng cậu từ chối vì bận quá. Bỏ tiền vào két sắt và niêm phong xong lúc 6h chiều, cậu chạy thốc tháo ra bến xe để về Cần Thơ. Về nhà, cậu vừa tắm rửa xong thì giao thừa.
Mùng 7 tết, bữa đầu tiên đi làm sau năm mới, ông sếp Nhật lại mời cậu ăn trưa. Lần này thì cậu không từ chối. Và ông sếp Nhật đó đã nhận đào tạo cậu, trong 2 năm liên tiếp, mọi kỹ năng và tầm nhìn của một người làm thương mại quốc tế, với mọi trí khôn thương nghiệp cả trăm năm của người Nhật. Và cậu ấy đã trở thành Tony mà chúng ta đã biết bây giờ.
 
2. Câu chuyện thứ 2
Lại có một chuyện khác. Vào một ngày mưa bão cuối năm 1890, một cặp vợ chồng già nọ đến khách sạn Belle Vue ở Philadelphia để tìm phòng. Cậu lễ tân trẻ ở bàn cho hay tất cả các phòng ở khách sạn này và ở Philadelphia đã được đặt kín do những ngày này đang có một hội nghị quốc tế lớn. Tuy nhiên, thấy cảnh ngộ của họ, cậu đề nghị họ ở phòng riêng của mình. Cặp vợ chồng ngần ngại do điều đó sẽ gây bất tiện cho cậu. “Cháu còn trẻ, cháu có thể ngủ ở quầy lễ tân. Cháu không thể để hai cụ ra ngoài trong cơn bão này, mà thời tiết như thế này thì hai cụ cũng không bắt taxi được đâu”. Sáng hôm sau, trước khi rời khách sạn, cụ ông nói: “Một người như cháu nên trở thành quản lý của một khách sạn tốt nhất thế giới”.
Ba năm trôi qua, chuyện xưa cậu đã quên mất. Một ngày nọ, bỗng dưng cậu nhận được một bì thư có đề tên mình cùng một vé tàu hỏa khứ hồi đến New York. Trong bì thư là thiếp mời. Chàng trai tò mò và quyết định đi một chuyến. Sau khi đến New York, cậu đã rất bất ngờ. Trước mặt cậu là…
“Đấy”, cụ ông năm nào nói, “đấy là khách sạn ta xây để cho cháu quản lý”. Đứng trước góc phố bên cạnh KHÁCH SẠN WALDORF-ASTORIA, cậu lễ tân trẻ, GEORGE C. BOLDT, thấy tên mình được khắc trên tường với chức vụ giám đốc hệ thống khách lớn và danh giá nhất trên thế giới này. Giờ cậu mới biết ông cụ nhỡ đường khi xưa ấy chính là tỷ phú thế giới, ngài WILLIAM WALDORF ASTOR.
Bản tiếng Anh
"It was a stormy night in 1890, an elderly couple looking for a room, they came to Belle Vue Hotel, Philadelphia. The young clerk at the desk informed that all rooms were booked and also that not a single hotel room in Philadelphia that night because of an international conference. 
 
However, seeing their plight, he offered them his personal room. The couple were reluctant as that would cause great inconvenience to the young clerk. "I am young, I can sleep at the reception area. I cannot let you go out in this storm. You may not even get a taxi in this kind of weather." 
 
Next morning, before leaving the hotel, the old man said "You are really a good human being, my son! I thought God had stopped making people like you. A person like you should become the manager of the best hotel in the world”. "Thank you for your kind words and compliments", said the young man.
 
Three years passed. One day, the young man got an envelope and found a return train ticket to New York, with an invitation letter to attend an inaugural ceremony. The young man became curious and decided to go. Upon his arrival at New York, he was so surprised, in front of him,…
 
"That," said the gentleman, "is the hotel I built for you to manage." While standing on the street corner beside the WALDORF-ASTORIA HOTEL, the young clerk, GEORGE C. BOLDT, was titled its first manager. For the next twenty three years, until his death in 1916, Boldt remained faithful to the hotel and to the confidence WILLIAM WALDORF ASTOR had placed in him"

 
Cũng là những ngày cuối năm…