Những điều nếu không làm ngay sẽ khiến bạn nuối tiếc cả đời

Những điều nếu không làm ngay sẽ khiến bạn nuối tiếc cả đời

Blog

Những điều nếu không làm ngay sẽ khiến bạn nuối tiếc cả đời

Những điều nếu không làm ngay sẽ khiến bạn nuối tiếc cả đờiHầu hết những người trong chúng ta đều có tâm lý hối hận khi nghĩ về quá khứ, mong ước được thay đổi những điều mình đã làm và luôn đau đáu một câu hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra nếu…?”.
“Điều này nghe có vẻ hơi khoa trương nhưng cho dù bạn có hạnh phúc tới đâu, khi đến tuổi của tôi, chắc chắn bạn sẽ có nhiều điều hối tiếc” – Gary Teal, một người dùng trên trang Quora đã trả lời câu hỏi: “Mọi người hay hối tiếc điều gì mỗi khi nhìn lại cuộc đời của mình?”.
 
Dưới đây là một số những điều hối tiếc phổ biến nhất được tổng hợp từ sự chia sẻ của người dùng trên trang Quora:
 
1. Sinh em bé
 
“Rất lâu trước kia tôi từng muốn có con. Nhưng khi còn trẻ, tôi đã ngu ngốc cho rằng việc kết hôn và những đứa trẻ là điều chắc chắn sẽ xảy ra, trong khi những thành tựu nhất định trong cuộc đời, chẳng hạn như sự nghiệp lại không giống vậy”.
 
“Nhưng thực tế lại trái ngược. Tôi đã hẹn hò với khá nhiều người nhưng lại chưa bao giờ có suy nghĩ đặt việc lập gia đình lên hàng đầu. Sau đó, năm tôi gần 40 tuổi, tôi biết tin mình bị mắc căn bệnh ung thư buồng trứng và vĩnh viễn không thể có con”.
 
“Ngày nào tôi cũng nghĩ về những đứa trẻ mà tôi sẽ không bao giớ có thể có, rất nhiều lần trong ngày. Tôi rất thân và gần gũi với các cháu trai và cháu gái của mình cũng như tham gia làm tình nguyện viên tại một viện nhi nhưng đó vẫn là con của người khác và điều này không thể giống với việc ở cạnh những đứa trẻ của chính mình. Tôi muốn nhận nuôi một em bé hoặc trở thành mẹ nuôi, và hy vọng một ngày nào đó điều này sẽ trở thành hiện thực, khi tình hình tài chính và hoàn cảnh gia đình của tôi đủ để đáp ứng điều kiện của việc này”.
 
“Nhưng một lần nữa, nó vẫn không giống. Và nó khiến tôi bực bội khi có ai đó nói với mình rằng: “Cô thật may vì không có con. Có quá nhiều việc phải làm với chúng….”. Đúng vậy, nhưng có rất nhiều thứ đáng giá trong cuộc đời này cũng đòi hỏi phải lao động rất nhiều”.
 
“Tôi nghĩ bản năng làm mẹ ở một số phụ nữ biết rằng mình sẽ không bao giờ có cơ hội sinh con và nuôi dưỡng chúng quá mạnh và nó vượt xa cả sự nuối tiếc. Tôi có thể vượt qua được những hối tiếc khác trong cuộc sống nhưng việc này thật quá sức chịu đựng của tôi” – Caroline Zelonka.
 
2. Cha mẹ
 
“Tôi thấy tiếc vì hồi trẻ đã không dành nhiều thời gian cho cha mẹ của mình. Mẹ tôi mất năm 2000 và tôi cảm thấy sự mất mát mối quan hệ tình bạn mà chúng tôi chưa bao giờ có”.
 
“Bà là người rất khó tính, rất nghiêm khắc và theo quan điểm của một người trẻ như tôi khi đó thì bà là người rất vô lý. Nhưng hiện giờ, khi đã bước qua tuổi trung niên thì tôi đã nhìn nhận mọi việc khác hẳn đó là hầu như mọi ý tưởng mà tôi có được ngày hôm nay đều là từ những kiến thức mà bà dạy cho tôi”.
 
“Đôi khi, sau mỗi thất bại, tôi có một cảm giác thôi thúc đó là gọi điện cho bà và vài giây sau đó tôi nhận ra rằng bà đã không còn trên đời này để nói chuyện với tôi nữa, tôi nhận ra rằng tôi vẫn cần bà biết bao”.
 
“Bạn không thể thỏa thuận với cái chết. Đó là sự kết thúc, thường  là đột ngột và riêng tư. Đêm cuối cùng tôi ở cạnh bà tại một bệnh viện ở Chicago, tôi đã kiệt sức và hỏi xem bà có phiền nếu tôi về nhà một lúc không. Bà đã lập tức thì thào rằng bà không sao, tôi cần phải nghỉ ngơi và hãy chú ý lái xe cẩn thận. Tôi nắm tay bà đặt sẵn vào nút gọi y tá và hôn lên trán bà. Tôi vẫn nhớ mình cảm thấy có đôi chút nhẹ nhõm khi có thể rời đi”.
 
“Tôi biết rằng dù mình rời đi khi đó hay muộn hơn vài tiếng thì cũng không thay đổi được gì. Bà vẫn sẽ ra đi. Nhưng tới giờ, mỗi khi nghĩ về khoảnh khắc đó tôi biết rằng mình đã không biết quý trọng những giây phút đó, không hiểu rằng một cánh cửa đã đóng lại và sẽ không bao giờ mở ra nữa” – Jim Wagner.
 
3. Giáo dục
 
“Tôi ước rằng trong những năm niên thiếu lẽ ra tôi nên tiếp tục theo đuổi giấc mơ của mình và quyết định lĩnh vực mà tôi muốn đăng ký ở trường đại học. Nếu tôi đủ tự tin vào bản thân – tài năng, niềm đam mê và giấc mơ của mình – để đưa ra quyết định thay vì mải lo lắng về việc tìm được một công việc tốt, thì hôm nay cuộc đời của tôi sẽ rất khác”.
 
“Tôi nhận ra rằng sẽ không bao giờ là quá muộn để sống thành thật với bản thân và tôn trọng giấc mơ của mình, nhưng tôi thật sự ước rằng giá mà tôi có thể nói chuyện được với chính mình ở tuổi 20 nhiều năm về trước. Nếu được, tôi sẽ nói với tôi thời trẻ rằng cần phải xem xét kỹ tất cả các lựa chọn trước khi quyết định tiếp tục học sau khi tốt nghiệp trung học (với chi phí rất đắt) trong khi chẳng đem lại bất cứ kết quả gì ngoài những khoản nợ sinh viên và đứng vào hàng ngũ những người tìm việc”.
 
“Tôi sẽ nói với bản thân mình rằng không có điều gì đảm bảo tôi sẽ có việc làm và rằng tôi nên dành số tiền mà mình đã dành dụm để học tiếp cho một công việc kinh doanh nhỏ và từ đó rút ra được những bài học thực tế cho bản thân minh trong khi (hầu như) vẫn tạo dựng được một cuộc sống tốt đẹp”.
 
“Việc học đại học là một khoản đầu tư lớn, giống như việc mua nhà. Không nên cứ đâm đầu vào mà hãy chỉ theo đuổi khi bạn đã sẵn sàng và biết rõ mình muốn làm gì và bạn muốn nhận được gì từ điều đó. Đúng vậy, nếu tôi có thể quay trở lại tuổi trẻ của mình tôi sẽ lắng nghe tâm hồn của mình và bắt tay vào viết kịch bản phim. Nếu hồi đó tôi nghe theo trái tim mình thay vì ý kiến của người khác, biết đâu tôi lại cống hiến cho thế giới những tác phẩm để đời” – Stacey Grewal.
 
4. Sự nghiệp
 
“Tôi tiếc vì đã không đủ can đảm làm theo mong muốn của mình. Hồi tôi khoảng 20 tuổi, tôi đã quá e dè tới mức không dám nghĩ rằng nghệ thuật trình diễn là một nghề, cho dù tôi rất khá trong lĩnh vực này. Tôi yêu công việc hiện tại của mình nhưng nếu có một việc nào đó có thể xếp trên nó thì đó chính là công việc mà tôi đã lựa chọn không làm”.
 
“Ở độ tuổi 20 tôi cũng học khá giỏi và tình cờ nhìn thấy cuộc sống của một vài nghệ sĩ chuyên nghiệp. Điều đó đã khiến tôi sợ hãi bởi tôi luôn là kẻ e ngại rủi ro và vì vậy tôi đã lựa chọn ở lại trong giới hạn tương đối an toàn của một công việc dựa trên ngành học cũng như bằng cấp khá cao của mình. Tôi đã mất nhiều năm làm việc chăm chỉ để đạt đến vị trí khá an toàn hiện nay, và tôi thường tự hỏi mọi thứ trong thế giới nghệ thuật biểu diễn thay đổi ra sao. Nếu tôi lựa chọn theo đuổi nó và “trả giá”, liệu tôi có thể đạt được thành tựu nào không? – Paul Klipp.
 
5. Tài chính
 
“Nếu tôi có thể nói chuyện với chính mình năm 25 tuổi thì tôi sẽ nói rằng: Đừng quá lo lắng về vấn đề tiền bạc. Hãy tận dụng thêm nhiều cơ hội. Hãy dành một năm nghỉ ngơi để đi du lịch, khám phá thế giới này. Tuy giờ không quá muộn nhưng việc đó cũng trở nên khó khăn hơn, kể cả khi không có trẻ con”.
 
“Đừng nghe theo những tiếng nói như: Nếu bạn nghỉ việc hay mất đi khoản thu nhập này bạn sẽ không bao giờ tìm được một công việc khác. Không,chắc chắn bạn sẽ tìm được” – Gabriel Friedman.
 
6. Nuôi dạy con cái
 
“Tôi có một điều tiếc nuối, đó là đã không dành nhiều thời gian cho các con mình khi chúng còn nhỏ. Tôi là kiểu đàn ông Mỹ có tư tưởng sai lầm rằng mục tiêu và trách nhiệm quan trọng nhất của mình là làm việc chăm chỉ để đảm bảo tài chính cho gia đình”.
 
“Nhưng tôi đã sai”.
 
“Khoảng thời gian đó đã bị mất đi và tuy tôi không thể khiến nó quay trở lại nhưng tôi đã nói với các con mình rằng tôi rất tiếc vì đã lựa chọn như vây và không nên lặp lại sai lầm của tôi”.
 
“Tôi là người rất may mắn khi có một người vợ rất tốt bụng, biết chăm lo cho gia đình và bao dung trong hơn 38 năm qua nên các con tôi đều trưởng thành. Nhưng khi chúng tôi cùng nhau xem lại những bức ảnh chụp trước đây, một điều đáng chú ý đó là hầu hết đều… không có tôi trong đó”.
 
“Khi bạn lựa chọn sinh con, chúng cần được ưu tiên hàng đầu. Những sự kiện thể thao và ở trường học, những buổi đi chơi của cả gia đình, và một điều đơn giản đó là việc bạn không dành thời gian cho chúng có thể tạo nên sự khác biệt đối với các con bạn – và với chính bạn” – Tim O’Pry.
 
7. Sức khỏe tinh thần
 
“Đa phần những hối tiếc mà con người tích tụ lại đều bắt nguồn từ việc tinh thần của họ không được tốt. Hàng triệu người ở độ tuổi 20 có triệu chứng trầm cảm mức độ thấp và căn bệnh này trở nên ngày càng nghiêm trọng và khiến họ bị suy nhược khi bước vào tuổi 30.
 
Với tôi, điều này ban đầu là do tự điều trị bằng thuốc và rượu, và sau đó là do lựa chọn nghề nghiệp không phù hợp. Qua thời gian, sự phiền não dần xâm chiếm sự độc thoại nội tâm và bạn bắt đầu khinh thường và thay đổi chính mình. Điều này có thể dẫn tới những điều sẽ khiến chúng ta hối tiếc sau này. Chứng tự nghi ngờ là một vòng xoắn của sự chậm chạp và tê liệt”.
 
“Có người có thể hồi phục và có người không bao giờ hồi phục được. Với tôi, việc hồi phục bắt đầu từ sự nhận thức rằng có điều gì đó hoàn toàn không đúng. Do bệnh tâm thần thường bị kỳ thị nên chúng ta luôn không trung thực với bản thân để tìm hiểu xem đang thực sự xảy ra chuyện gì. Điều quan trọng là phải tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp, nhưng thực tế bạn lại luôn tự mình làm hầu hết mọi việc và việc chữa trị không thể được thực hiện cho tới khi bạn thừa nhận rằng mình không khỏe và cần phải hành động” – Michael Weston.
 
8. Sức khỏe thể chất
 
Rita Lara, một người dùng trên trang Quora trích dẫn một câu như sau: “Rất ít người nhận thức được sự tự do mà sức khỏe mang lại, cho tới khi họ không còn có nó nữa”.
 
9. Tình bạn
 
Lara cũng chia sẻ: “Tôi ước rằng tôi đã giữ liên lạc với bạn bè của mình”.
 
“Thông thường (người sắp chết) sẽ không thực sự nhận thức đầy đủ những lợi ích của bạn bè cũ cho tới những tuần cuối cùng của cuộc đời. Nhiều người bị cuốn vào cuộc sống riêng của mình và bỏ quên mất tình bạn vàng suốt nhiều năm. Có những tiếc nuối sâu sắc về việc đã không dành cho bạn bè thời gian và những nỗ lực mà họ xứng đáng có được. Mọi người đều chỉ nhớ đến bạn mình khi họ đang hấp hối”.
 
10. Từ thiện
 
“Thời điểm khi tôi lựa chọn không dừng lại để giúp đỡ một người lạ rõ ràng đang cần được hỗ trợ, tôi đã biện minh cho quyết định của mình bằng thực tế là tôi đang bị muộn và không muốn lại bị mất thêm thời gian vào một việc nào khác. Và tới giờ tôi vẫn bị ám ảnh bởi khoảnh khắc ánh mắt chúng tôi chạm nhau” – Ann Cascarano.
 
11. Sự cô đơn
 
“Khi còn trẻ tôi vừa tự mãn lại không đủ vững vàng. Tôi nghĩ rằng mình biết hết mọi thứ và rất sợ rằng có thể mình thực sự chẳng biết gì cả. Vì vậy với rất nhiều việc trong cuộc đời mình, tôi có xu hướng dần dần khóa chặt chúng, thay vì hỏi xin sự giúp đỡ từ người lớn, những người có nhiều kinh nghiệm hơn”.
 
“Tất nhiên không phải mọi lời khuyên đều khôn ngoan và không phải tất cả mọi cố vấn đều đặt lợi ích tốt nhất của bạn lên hàng đầu. Nhưng điều đó vẫn khá ổn. Hỏi xin lời khuyên cũng giống như bất kỳ việc nào khác trong cuộc sống: Bạn càng làm nhiều thì bạn càng nhận được những điều tốt hơn. Bạn sẽ học được cách để đưa ra những câu hỏi chính xác và bỏ qua những lời khuyên mà bạn cảm thấy không phù hợp với hoàn cảnh của mình. Cuối cùng, bạn sẽ tìm được một người cố vấn – hay nếu bạn thật sự may mắn, bạn sẽ có tới vài người mà bạn có thể tin tưởng” – Andy Hermann
 
12. Du lịch 
 
“Điều hối tiếc duy nhất của tôi là đã không đi du lịch trước năm 24 tuổi. Kể từ thời điểm đó tới nay tôi đã được nhìn thấy phần lớn trái đất này nhưng dấu mốc 24 vẫn là năm quan trọng nhất của cuộc đời tôi, đặc biệt bởi vì tôi đã đi du lịch, và đặc biệt là nó đã mang lại màu sắc cho phần còn lại của cuộc đời tôi. Nếu tôi thực hiện điều này trước đó, tôi có thể đã trưởng thành sớm hơn con người của tôi bây giờ tới 5 năm, ở các khía cạnh như sự tự tin, kinh nghiệm và sự khôn ngoan” – Jesse James Richard.
 
13. Nỗi lo lắng
 
“Trong nghiên cứu của chúng tôi tại đại học Cornell, tôi đã hỏi hàng trăm người Mỹ nhiều tuổi nhất câu hỏi đó. Tôi đã mong đợi những câu trả lời “hoành tráng” hơn, đại loại như: Một vụ ngoại tình, một thỏa thuận kinh doanh mờ ám, nghiện ngập… Vì vậy tôi đã không hề chuân bị trước cho câu trả lời rằng: “Tôi ước gì đã không dành phần lớn cuộc đời mình chỉ để lo lắng”.
 
“Khi 1.200 người lớn tuổi trong dự án Cornell Legacy Project của chúng tôi nói về cuộc đời mình, tôi đã nghe thấy nhiều câu như: “Lẽ ra tôi nên bớt thời gian lo lắng đi” và “Tôi tiếc rằng mình đã lo lắng quá nhiều về tất cả mọi thứ”.
 
Quả thực, ở giai đoạn cuối của cuộc đời, rất nhiều người cảm thấy rằng nếu có một cơ hội được “làm lại” trong cuộc đời, họ sẽ muốn lấy lại toàn bộ thời gian mà họ đã dành để lo nghĩ về tương lai”.
 
“Lời khuyên của họ trong việc này rất đơn giản và trực tiếp: Lo lắng là một việc làm khiến bạn lãng phí rất nhiều thời gian sống quý báu và hạn chế của mình. Họ khuyên bạn hãy luyện tập bản thân để có thể giảm bớt hoặc gạt bỏ sự lo lắng vì đó là bước tích cực nhất bạn có thể làm để có được hạnh phúc lớn hơn”.
 
“Thông điệp của những người lớn tuổi cũng phù hợp với các kết quả nghiên cứu.Theo các nhà khoa học, đặc điểm quan trọng nhất của sự lo lắng đó là nó diễn ra khi không có các yếu tố gây áp lực thực sự; đó là, chúng ta lo lắng khi thực sự không có điều gì cụ thể khiến phải lo lắng. Kiểu lo lắng như vậy thường thiên về việc suy nghĩ tới những điều tồi tệ có khả năng xảy ra với chúng ta hoặc người thân của chúng ta – hoàn toàn khác với việc giải quyết vấn đề cụ thể”.
 
“Theo những người lớn tuổi được phỏng vấn, một chiến lược rất quan trọng giúp giảm bớt sự hối tiếc đó là tăng thêm thời gian giải quyết các vấn đề thật sự và gạt bỏ hầu hết thời gian chỉ dành để lo lắng” – Karl Pillemer.
 
14. Bản thân
 
“Đừng cố làm hài lòng mọi người”.
 
“Trong vũ trụ này, không ai đáng được yêu thương nhiều hơn là chính bản thân bạn. Tôi ước rằng đã tự nhắc nhở mình điều này nhiều hơn nữa”.
 
“Lẽ ra tôi có thể tiết kiệm được toàn bộ thời gian mà tôi đã cố gắng để làm hài lòng người khác”.
 
“Tiền bạc mất đi, có thể kiếm lại được. Nhưng cho dù bạn chỉ mất 5 phút thì nó cũng sẽ không bao giờ quay trở lại” – James Altucher.