Nên ăn gì và kiêng gì khi bị ho?

Nên ăn gì và kiêng gì khi bị ho?

Blog

Nên ăn gì và kiêng gì khi bị ho?

Nên ăn gì và kiêng gì khi bị ho?Nhiều người mặc dù đã cố gắng sử dụng rất nhiều cách để chữa ho song bệnh không khỏi mà còn nặng thêm. Hãy xem lại chế độ ăn uống của mình bởi căn nguyên có thể là đây. Cùng tham khảo một số thực phẩm nên ăn và cần tránh khi bị ho trong bài viết sau đây.
Bất kì một bệnh nào cũng vậy, khi được chỉ định dùng thuốc, bác sĩ đều khuyên bạn nên bổ sung gì vào thực đơn và hạn chế dùng gì để giúp bệnh nhanh khỏi hơn. Nếu vô tình hoặc cố tình dùng một số thực phẩm kiêng kị, bệnh không những không thuyên giảm mà còn nặng thêm và khó chữa bạn cần lưu ý.
 
Thực phẩm nên ăn khi bị ho
 
Món ăn lỏng, dễ nuốt: Khi ho nhiều thường gây ra cảm giác khô, đau rát cổ họng. Bởi vậy, bạn cần dùng các thực phẩm dễ nuốt, mềm để hạn chế tối đa việc kích thích phần niêm mạc ở cổ họng đang đau rát. Một số món ăn được khuyên dùng như: các món súp (súp gà), cháo thịt lợn, cháo tía tô, nước luộc rau củ,… vừa đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, vừa giúp cho việc điều trị dễ dàng hơn.
 
Thực phẩm giàu vitamin A, C: Các loại rau củ quả có màu xanh, đỏ đậm, thịt lợn, cam, chanh; thực phẩm giàu kẽm như: ngao, sò, củ cải trắng,… đều chứa hàm lượng lướn vitamin A và C. Chúng không chỉ hỗ trợ giảm ho, làm dịu các cơn đau rát cổ họng, mà còn tăng cường sức đề kháng và bồi bổ sức khỏe giúp cơ thể chống đỡ với bệnh tật tốt hơn.
 
Ăn nhiều tỏi, hành tây, tía tô: Đây là những thực phẩm có công dụng kháng viêm, tiêu diệt virus, là những kháng sinh tự nhiên rất hiệu quả để trị ho, viêm họng. Hãy chú ý bổ sung những loại thực phẩm này vào khẩu phần ăn hàng ngày để tăng cường hiệu quả điều trị bệnh.
 
Dùng các bài thuốc dân gian chữa ho: Có rất nhiều bài thuốc chữ ho đơn giản bằng các nguyên liệu dễ kiếm và an toàn như: mẹo chữa ho đơn giản bằng lá diếp cá, lá hẹ hấp đường phèn, mật ong hấp quất, lá húng chanh,… Chúng ta có thể dễ dàng chế biến tại nhà và sử dụng hàng ngày để vừa điều trị các cơn ho, vừa là một cách phòng tránh để bệnh không quay trở lại.
 
Thực phẩm cần tránh khi bị ho
 
Thức ăn đồ uống lạnh: Sử dụng thực phẩm đông lạnh là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra ho hay viêm họng. Những đồ ăn thức uống này có thể kích thích cổ họng khiến triệu chứng ho tăng lên. Theo Đông y, khi cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ gây tổn thương cho phổi (phế), mà ho phần lớn là do các bệnh ở phổi gây ra. Khi ăn hay uống đồ lạnh rất dễ gây ra tắc khí ở phổi, làm cho hiện tượng ho trở nên nặng hơn. Vì vậy, hãy hạn chế tối đa việc sử dụng những đồ lưu trữ trong tủ lạnh lạnh này. Nếu muốn dùng chúng, bạn nên bỏ chúng ra khỏi tủ lạnh khoảng 15 – 30 phút (tùy từng loại) rồi mới sử dụng, hoặc tốt nhất là nên loại bỏ chúng ra ngay khỏi chế độ ăn hàng ngày nếu như đang trong quá trình trị ho.
 
Trẻ em bị ho do dị ứng cũng không nên uống đồ uống có ga vì nó có thể gây ra những cơn ho kéo dài. Khi bị ho, bạn cũng không nên ăn đồ cay nóng, vì bạn có thể sẽ gặp nguy hiểm nếu như bị sặc khi đang ăn cay mà bị ho bất ngờ.
 
Thực phẩm chiên, xào, nướng: Khi bị ho, hệ tiêu hóa của cơ thể bị suy yếu. Thức ăn chiên, xào hay nướng trong trường hợp này có thể tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, làm cho quá trình tiêu hóa bị kém đi. Từ đó dẫn đến tình trạng đờm tiết ra nhiều hơn, bệnh ho vì thế cũng lâu khỏi hơn.
 
Quýt, dừa, mía: Chúng ta vẫn thường hiểu đơn giản quýt có tác dụng chữa ho rất tốt, nhưng thực tế không hoàn toàn như vậy. Vỏ quýt chính xác là có tác dụng chữa ho, long đờm nhưng thịt quýt lại gây ra tác dụng ngược lại. Theo các nghiên cứu, trong thịt quýt có chứa chất cellulite – loại chất khiến cơ thể sinh nhiệt và sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn khi bị hấp thụ.
 
Nước dừa và nước mía thường được dùng để giải nhiệt cho cơ thể, nhưng khi bạn đang bị ho hay suyễn thì không nên sử dụng tất cả những đồ có liên quan đến dừa hay mía. Bởi vì dừa và mía đều có tính hàn, ăn nhiều sẽ gây trở ngại cho các cơ quan nội tạng trong cơ thể.
 
Hải sản (cá, tôm, cua,…): Các loại hải sản như cá, tôm, cua,… có vị tanh nên dễ khiến cổ họng bị kích thích và gây ho nhiều hơn nếu bạn đang bị ho. Bên cạnh đó, cũng có nhiều người bị dị ứng với chất protein có trong các loại hải sản này, mà dị ứng thức ăn là  một trong những nguyên nhân khá phổ biến gây ra ho.
 
Đậu phộng, socola, hạt dưa, ngô: Lượng dầu lớn có trong những loại thực phẩm này sẽ gây kích ứng cổ họng và tăng tiết đờm nên chúng cũng không phải là thực phẩm khuyên được dùng khi bị ho.
 
Đồ ăn quá mặn hoặc quá ngọt: Theo Đông y, ho là do phổi bị nóng gây ra. Tiêu thụ nhiều các loại đồ ăn quá ngọt hoặc quá mặn sẽ khiến cơ thể bị nóng trong và làm cho triệu chứng ho nặng hơn. Một số thực phẩm như ăn cá muối, thịt xông khói hay các loại thực phẩm có hàm lượng muối cao khác đều cần tránh khi bạn đang bị ho.
 
Rượu, bia, thuốc lá và một số chất kích thích khác: là nguyên nhân phổ biến khiến việc chữa viêm họng, ho không mang lại hiệu quả do thường làm giảm tác dụng điều trị của thuốc. Nếu muốn điều trị nhanh chóng, bạn cần hạn chế tối đa những chất có hại này.
 
Để có thể điều trị được ho hiệu quả và triệt để hay không thì chế độ ăn là vô cùng quan trọng. Việc biết được bị ho nên ăn gì và không nên ăn gì sẽ giúp cho bạn nhanh chóng chấm dứt được những cơn ho dai dẳng khó chịu.
 
Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những biện pháp nhằm hỗ trợ việc điều trị bệnh được hiệu quả. Ngoại trừ các trường hợp người bệnh bị ho do các kích thích nhất thời như dị ứng với thức ăn, không khí,… ho, đặc biệt là ho dai dẳng, là một biểu hiện bệnh lý của các bệnh liên quan đến hệ hô hấp.
 
Ho kéo dài thường là dạng ho khan hoặc ho có đờm. Bị ho trong thời gian dài có thể do cơ thể mắc các bệnh mãn tính như viêm thanh quản, viêm phế quả mạn, giãn hay hen phế quản, viêm phổi, lao phổi,… Những bệnh này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm hơn như ung thư phế quản hay ung thư phổi.

Xem thêm:

- Cách giảm đau họng cực nhanh
- Làm gì khi bị ho?
- Cách trị ho không cần dùng thuốc