Làm thế nào để nuôi dạy con gái thành người phụ nữ thành công?
Blog
Làm thế nào để nuôi dạy con gái thành người phụ nữ thành công?
Nếu đứa con tuổi vị thành niên của bạn lườm nguýt và lầm bầm khi bạn cằn nhằn với chúng, thực sự chúng muốn nói, “Cảm ơn cha mẹ vì lời khuyên hữu ích. Con sẽ thử làm như cha mẹ nói.”
Các nhà nghiên cứu ở Vương quốc Anh nói rằng, sự kỳ vọng cao của cha mẹ đối với con gái tuổi vị thành niên của mình – đặc biệt nếu bạn nhắc nhở cô bé thường xuyên về những kỳ vọng này — là những yếu tố quan trọng nhất trong việc tiên đoán xem cô bé của bạn sẽ lớn lên thành người phụ nữ thành công hay không.
Một ấn phẩm của trường một đại học mới được xuất bản viết: “Đằng sau mỗi người phụ nữ thành công là một bà mẹ hay cằn nhằn? Các cô bé tuổi vị thành niên có xu hướng thành công nếu họ có một bà mẹ "thúc đẩy" họ từ phía sau.”
Các cô bé tuổi vị thành niên có xu hướng thành công nếu họ có một bà mẹ thúc đẩy họ từ phía sau.
Cha mẹ cằn nhằn nhiều hơn, con cái thất bại ít hơn.
Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Essex phát hiện ra rằng các cô bé mà phụ huynh của chúng – thông thường là người mẹ -- thường xuyên thể hiện kỳ vọng cao với con gái của mình sẽ ít có khả năng rơi vào những cái bẫy có thể khiến cho các cô bé thất bại trong cuộc sống.
Đặc biệt, các cô bé sẽ:
Ít khi mang bầu ở tuổi vị thành niên.
Nhiều khả năng vào đại học.
Ít khi gặp công việc lương thấp và không có lối thoát.
Ít khi bị thất nghiệp trong thời gian dài.
Các nhà nghiên cứu do Tiến sĩ Ericka G. Rascon-Ramirez dẫn đầu, đã nghiên cứu trong vòng 10 năm những trải nghiệm của hơn 15.000 cô bé người Anh trong độ tuổi 13 và 14.
Tất nhiên, tránh được những cạm bẫy lớn không nhất thiết có nghĩa rằng các cô bé sẽ trở thành một nhân vật nổi tiếng trong thời đại của các em. Nhưng điều đó có nghĩa rằng các em sẽ có được những cơ hội để thành công sau này.
Và khi đó, thưa các bậc phụ huynh thân mến, là lúc bạn hoàn thành nhiệm vụ của mình – khi sự thành công của bọn trẻ là do ước vọng và đạo đức nghề nghiệp của chúng, chứ không phải của bạn, quyết định.
Bọn trẻ lườm nguýt cha mẹ khi được khuyên răn? Điều đó có nghĩa là lời nói của bạn có tác dụng với lũ trẻ.
Kết quả cuộc nghiên cứu rất thú vị, một số bạn đọc có thể phản hồi như vậy. Bạn đã bao giờ thật sự thử làm một người cha hay một người mẹ có nhiệm vụ nuôi dạy một cô bé 13 hoặc 14 tuổi? Tin hay cho bạn là: Dù con bạn là một cô bé hay cậu bé, khi bạn cằn nhằn với bé, bé sẽ phá ngang bằng cách lườm nguýt, sập cửa và sưng sỉa mặt mày với bạn.
Nhưng các bậc cha mẹ sẽ được an ủi khi đọc ý kiến từ các nhà nghiên cứu rằng: Bạn càng có vẻ như một kẻ áp bức gây áp lực lên con bạn, thì lời nói của bạn càng có tác dụng với đứa trẻ.
“Trong nhiều trường hợp, chúng ta thành công trong việc làm những gì mà chúng ta tin là thuận lợi cho chúng ta, ngay cả khi điều này đi ngược lại ý chí của cha mẹ chúng ta,” Rascon-Ramirez viết. “Nhưng dù chúng ta có cố gắng thế nào để tránh những lời khuyên của cha mẹ, thì dường như họ vẫn luôn có ảnh hưởng tới sự lựa chọn của chúng ta.”
Nói cách khác, nếu bé gái vị thành niên của bạn lườm nguýt bạn và nói những câu như: “A…a…a… g…rừ, Mẹ, mẹ đang làm phiền con đấy,” thì điều đó thực sự có nghĩa, sâu trong tâm trí cô bé muốn nói rằng: “Cảm ơn mẹ vì lời khuyên hữu ích. Con sẽ thử làm như mẹ nói xem sao.”
Tạo ra lời nhắc nhở từ bên trong
Nếu bạn đặt kỳ vọng với con gái bạn rằng bé sẽ vào đại học VÀ không mang bầu ở tuổi vị thành niên, chúng sẽ có nhiều khả năng lớn lên đến tuổi 20 mà chưa có em bé, điều này có tác dụng hơn là khi bạn chỉ nói với con thông điệp “đừng có em bé cho đến khi con đủ lớn để sẵn sàng làm điều đó”.
Giống như các đồng nghiệp của tôi, khi lần đầu nghe nói về kết quả nghiên cứu này, đã viết:
“Một điều chắc chắn, tốt nhất là khi con gái bạn có cảm giác lành mạnh về lòng tự trọng và tin rằng bé có nhiều sự lựa chọn, tuy nhiên, việc bé chưa mang bầu chỉ vì bé ‘không muốn nghe nói về chuyện này’ cũng tốt cho bé. Dù sao đi nữa thì bé sẽ không muốn điều đó xảy ra.”
Tôi không biết bạn như thế nào, nhưng khi là một người đàn ông ở tuổi ngoài 40, thỉnh thoảng tôi vẫn nghe thấy những lời nhắc nhở của cha mẹ tôi -- thậm chí cả ông bà tôi – khi tôi định làm gì đó mà tôi không nên làm. Cha tôi đã qua đời năm 1984, nhưng nếu tôi định ăn quá nhiều trong bữa ăn nhẹ buổi tối, thì tôi vẫn nghe thấy giọng ông nhắc nhở tôi không được làm như vậy.
Và tôi xin khẳng định rằng kết quả nghiên cứu này có giá trị với cả các cậu bé – chúng ta không có lý do gì để nghĩ rằng không. Điều đó có nghĩa là tôi luôn mang theo kỳ vọng của cha mẹ tôi đối với tôi, và nhờ đó mà tôi thành công, dù ít hay nhiều.
Vì vậy con xin cảm ơn cha mẹ vì những lời cằn nhằn của cha mẹ, thưa cha mẹ. Và với con gái yêu của tôi, các bạn hãy tin tôi, đối với tôi, việc đặt kỳ vọng vào con gái sẽ là một việc khó khăn nhưng đó là việc mà tôi cần phải làm cho con gái tôi.
Xem thêm:
- Có nên dạy con kiểu: thương cho roi cho vọt?
- Bố mẹ Việt học gì từ cách dạy con thành thiên tài của mẹ Thomas Edison
- Những sai lầm bố mẹ có thể mắc phải khi cố gắng nuôi dạy con trở thành đứa trẻ hạnh phúc