Bạn có thật sự biết khi nào nên thay đổi và khi nào nên chấp nhận?

Bạn có thật sự biết khi nào nên thay đổi và khi nào nên chấp nhận?

Blog

Bạn có thật sự biết khi nào nên thay đổi và khi nào nên chấp nhận?

Bạn có thật sự biết khi nào nên thay đổi và khi nào nên chấp nhận?Trong cuộc đời, có đôi lúc bạn sẽ tự hỏi “thay đổi” tốt hơn hay “chấp nhận” tốt hơn?
Đã từ rất xa xưa, ở một vương quốc nọ, một vị Hoàng tử trẻ tuổi đến gặp sư phụ của mình, vốn là một vị thiền sư và hỏi: “Thưa sư phụ, điều gì sẽ đợi con trong tương lai?”.
 
Vì thiền sư trả lời: “Con sẽ gặp 3 cánh cửa trên hành trình cuộc đời của mình. Tại mỗi cánh cửa, con sẽ nhìn thấy một vài từ. Khi đọc, con sẽ hiểu. Ta sẽ đứng đợi con khi con đã đi qua cánh cửa thứ 3”.
 
Thay đổi chính mình dễ hơn hy vọng thay đổi người khác
 
Ngay sau đó, Hoàng tử quyết định bó chốn nguy nga lộng lẫy nơi cung điện để bước vào cuộc hành trình khám phá thế giới. Khi Hoàng tử đi qua cánh cửa đầu tiên, chàng nhìn thấy hàng chữ “Thay đổi thế giới”.
 
Chàng nghĩ: “Ta sẽ bắt đầu thay đổi thế giới như những gì ta cho là phù hợp, và ta sẽ bắt đầu bằng cách loại bỏ tất cả những gì ta không thích”.
 
Một vài năm sau đó, hoàng tử đi qua cánh cửa thứ hai và một hàng chữ khác đã ở đó sẵn đợi chàng: “Thay đổi người khác”.
 
Hoàng tử nghĩ: “Ta sẽ bắt đầu thấm nhuần tư tưởng công bình trong người dân, để họ có thể cải thiện tính cách”.
 
Lại một vài năm nữa qua đi, khi hoàng tử tìm đến cánh cổng thứ ba, lần này chàng đọc được hàng chữ : “Thay đổi bản thân”.
 
Khi ấy chàng nhận ra: “Đây chính là thời gian để ta thay đổi chính mình”.
 
Lúc này, sư phụ xuất hiện, chàng nói:
 
“Sau khi đi qua ba cánh cửa, bây giờ con biết nó tốt hơn để thay đổi người khác thay vì thay đổi thế giới, và nó tốt hơn để thay đổi chính mình thay vì thay đổi người khác”.
 
Vị thiền sư mỉm cười nói: “Có lẽ con nên quay lại ba cánh cổng một lần nữa”.
 
Chấp nhận và nắm lấy
 
Hoàng tử vâng lời sư phụ quay trở lại con đường mình đã đi trước đó, chàng nhìn thấy cánh cửa thứ ba, nhưng nó trông khác so với trước đây. Trên đó viết: “Chấp nhận chính mình”.
 
Chàng chợt hiểu ra lý do tại sao chàng vẫn thường tự khinh thường, nhục mạ và dằn vặt chính mình mỗi khi bản thân không vượt qua được cái nạn hay đạt được những thành công mà chàng mong muốn trong cuộc sống.  Đó là vì chàng đã từ chối thừa nhận và chấp nhận những thiếu sót của mình.
 
Hoàng tử luôn tập trung vào những gì mình không thể làm, qua đó đã bỏ qua những thế mạnh của mình. Chàng quyết định tìm cách đánh giá đúng và chấp nhận chính mình.
 
Khi bước đến cánh cửa thứ 2, một dòng chữ hiện ra: “Chấp nhận người khác”.
 
Chàng hiểu tại sao trước nay mình luôn sinh tâm oán giận và cảm thấy bất bình đối với người khác. Đó là bởi vì chàng đã từ chối chấp nhận sự khác biệt giữa bản thân và những người khác, khiến chàng không thể hiểu được những khó khăn mà họ phải đối mặt trong cuộc sống. Vì vậy, chàng quyết định học cách tha thứ cho người khác.
 
Một vài ngày sau đó, hoàng tử đi đến cánh cửa đầu tiên và đọc hàng chữ: “Chấp nhận thế giới” .
 
Hoàng tử nhận ra mình đã thất bại trong việc thay đổi thế giới vì chàng đã từ chối thừa nhận rằng: “Thật sự, trong cuộc đời này có những điều cơ bản là không thể thay đổi”.
 
Chàng nhận ra mình luôn áp đặt quan điểm của mình lên người khác mà đã không nhìn thấy điểm tốt của họ.
 
Khi này, sư phụ của chàng xuất hiện và nói:
 
“Giờ thì con đã hiểu được ý nghĩa của hài hòa và bình yên”.