9 vết xe đổ mà người thông minh không bao giờ đi lại

9 vết xe đổ mà người thông minh không bao giờ đi lại

Blog

9 vết xe đổ mà người thông minh không bao giờ đi lại

9 vết xe đổ mà người thông minh không bao giờ đi lạiAi cũng có quyền mắc lỗi lầm, nhưng nếu bạn mắc cùng một lỗi lần thứ 2, thì đó không còn là sai lầm nữa, đó là lựa chọn, là quyết định của bạn.
Dưới đây là 9 sai lầm phổ biến mà những người thông minh chỉ cần trượt chân vào 1 lần là tự biết đường rút ra, không bao giờ phạm sai lầm lần 2 nữa.
 
1. Tin vào những lời mật ngọt
 
Một số người thực sự rất lôi cuốn, tự tin và nói chuyện thuyết phục đến nỗi bạn tin tất cả những gì họ nói. Họ nói không ngừng về thành công của mình, họ được yêu mến ra sao, họ quen biết rộng như thế nào và những cơ hội mà họ có thể cho bạn. Dĩ nhiên có những người thật sự thành công và muốn giúp bạn, nhưng những người thông minh chỉ cần bị lừa một lần là đủ để họ dè dặt trong tất cả những phi vụ nghe quá lí tưởng tới mức không thật.
 
Sự ngây ngô, ngờ nghệch có thể dẫn tới thảm kịch. Người thông minh sẽ đặt ra những câu hỏi nghiêm túc trước khi tham gia vào bất kì kế hoạch nào bởi vì họ nhận ra rằng trên đời này chẳng có ai, kể cả họ, là thật sự tài giỏi như những gì mình nói.
 
2. Làm mãi một cách và mong kết quả sẽ khác đi
 
Albert Einstein gọi đó là "bệnh điên", thế nhưng trên đời rất nhiều người cứ quả quyết rằng 2 + 2 = 5. Người thông minh chỉ cần trải nghiệm 1 lần là biết cách nào dùng được, cách nào không dùng được. Bởi vì nếu bạn chỉ tiếp cận theo 1 hướng thì kết quả sẽ chẳng bao giờ khác đi dù bạn có mong nó thay đổi như thế nào. Người thông minh nhận ra rằng, cho dù việc thay đổi là khó khăn thậm chí đau đớn, họ vẫn phải thay đổi 1 phương án khác nếu muốn thấy kết quả khác.
 
3. Cố gắng làm hài lòng mọi người
 
Cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người nghĩa là chẳng làm ai hài lòng cả. Chẳng hạn nhà trường cho phép học sinh biểu quyết về màu đồng phục mà các em muốn mặc trong năm mới. Một nửa học sinh chọn màu xanh đậm, một nửa còn lại chọn màu xanh nhạt. Vậy là nhà trường quyết định làm hài lòng tất cả các em bằng cách may áo màu xanh lơ (lai giữa nhạt và đậm). Bạn nghĩ rốt cuộc có ai hài lòng không? Chẳng ai hài lòng cả. 
 
Do đó, người thông minh nhận ra rằng để đạt được hiệu quả cao nhất, họ phải dũng cảm lựa chọn cái mà họ cho là đúng nhất, chứ không phải là điều mà mọi người thích nhất. 
 
4. Làm mà không có ngân sách
 
Bạn không thể tự do về tài chính nếu không có một ngân sách thỏa đáng. Hãy bám theo ngân sách hạn hẹp mà mình có, để buộc bạn phải đưa ra những lựa chọn đúng đắn giữa cái bạn muốn và cái bạn cần. Người thông minh chỉ cần đối diện với đống hóa đơn 1 lần là biết mình phải điều chỉnh ngay lập tức. Bám theo ngân sách không chỉ giúp bạn thoát cảnh nợ ngập đầu, mà bạn cũng sẽ không để vuột mất bất kì cơ hội nào chỉ vì không có tiền. Ngân sách là kỉ luật, kỉ luật là nền tảng của thành công.
 
5. Không nhìn thấy bức tranh lớn
 
Cắm đầu làm công việc trước mắt thì dễ, nhìn thấy bức tranh toàn cảnh mới khó. Người thông minh biết cách cân nhắc những ưu tiên hàng ngày với mục tiêu tối thượng đã đề ra. Nói vậy không đồng nghĩa là họ không quan tâm tới những công việc nhỏ, nhưng họ biết nhìn xa trông rộng để không mất thời gian với những chuyện bắc cầu.
 
6. Không siêng năng chăm chỉ
 
Ai cũng từng đi đường tắt một vài lần, chẳng hạn copy thông tin trên mạng rồi đưa vào bài làm của mình. Người thông minh nhận ra rằng họ có thể may mắn dăm ba lần, nhưng phương pháp này sẽ níu họ thụt lùi. Không thể lấy việc may rủi thay cho tác phong siêng năng, cần cù. Nếu không làm bài tập nhà, bạn sẽ chẳng học được gì cả. 
 

7. Cố gắng biến mình thành người khác
 
Chẳng ai thích sự giả tạo, cho nên việc bắt chước người khác sẽ không bao giờ có kết quả. Người thông minh chỉ cần 1 lần giả tạo là biết ngay đối phương hoàn toàn có thể nhận ra chân tướng của họ. Trong khi người thiếu khôn ngoan sẽ mất rất nhiều thời gian để nhận ra những mối quan hệ họ đã hủy hoại, những công việc và cơ hội mất đi khi giả vờ mình chẳng phải là mình. Người thông minh nhận ra hạnh phúc và thành công đòi hỏi sự chân thật.
 
8. Đóng vai nạn nhân
 
Mạng xã hội lúc nào cũng tràn ngập lời than vãn của những người cho rằng mình bị chèn ép như thế này, mình bị lường gạt như thế kia. Họ thích đóng vai trò nạn nhân để nhận được sự quan tâm, thông cảm là những cái like. Người thông minh nhận ra rằng đây là một cách thao túng người khác và khi bạn đóng vai trò nạn nhân, bạn sẽ đánh mất đi quyền và khả năng phản kháng của mình. Điều gì cũng có cái giá của nó cả, đừng để ai phát hiện "trò mèo" của bạn nhé.
 
9. Cố gắng thay đổi người khác
 
Cách duy nhất để một người thay đổi là khi tự bản thân họ nhận ra mình phải thay đổi. Những người ngây thơ luôn tin rằng mình có năng lực thay đổi người khác. Còn người thông minh nhanh chóng nhận ra họ chỉ có thể thay đổi bản thân họ mà thôi. Do đó họ chọn những người tốt và hợp cạ mà chơi, thay vì lẩn quẩn quanh những người đầy khiếm khuyết mà lại chẳng bao giờ nhận ra để thay đổi.
 
Người thông minh thành công vì họ không bao giờ ngừng học hỏi. Họ học từ những lỗi lầm và vinh quang của mình, và họ luôn thay đổi để có kết quả tốt hơn.