6 giá trị tinh thần cha mẹ phải mang đến cho con

6 giá trị tinh thần cha mẹ phải mang đến cho con

Blog

6 giá trị tinh thần cha mẹ phải mang đến cho con

6 giá trị tinh thần cha mẹ phải mang đến cho conNgoài cuộc sống no đủ, các yếu tố vật chất các bậc cha mẹ còn phải đem đến các giá trị tinh thần cho sự phát triển toàn diện cho trẻ. Sau đây là 6 giá trị tinh thần cần thiết cho cuộc sống của trẻ.
Bất cứ bậc cha mẹ nào cũng muốn cho con một cuộc sống sung túc no đủ, đây là biểu hiện cơ bản nhất tình cảm thiêng liêng của cha mẹ dành cho con cái. Nhưng bên cạnh các yếu tố vật chất, cha mẹ cũng nên cho trẻ 6 giá trị tinh thần quý giá trong cuộc sống, nuôi dưỡng nên phẩm cách tốt đẹp, giữ vững bản chất, so với thành tích còn quan trọng gấp trăm lần.
Thứ nhất: TÌNH THÂN
 
Đối với con cái mà nói, sự quan tâm, chăm sóc của người thân là thứ tình cảm ấm áp nhất, những hành động tưởng chừng rất bình thường trong cuộc sống, sẽ luôn luôn trở thành những ký ức tuổi thơ tươi đẹp nhất. Một nghiên cứu khảo sát đối với thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 15-20, câu hỏi đặt ra là ‘Ấn tượng sâu sắc nhất của bạn về cha mẹ là gì?’ 
 
Có đáp viên hào hứng trả lời: “Lúc 5 tuổi, một ngày nọ tôi cùng em trai sau khi đi học về ngồi ở bậc thang, đợi mẹ đến đón chúng tôi. Bà bước vào, thấy chúng tôi thì lập tức dang đôi tay ra, nở một nụ cười ấm áp. Tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc!”. Nhưng cũng có đáp viên lạnh lùng đáp: “Ba mẹ thích chúng tôi sử dụng điện thoại, họ cơ bản không lo gì cho tôi”. 
 
Đương nhiên, trải nghiệm cuộc sống hoàn toàn khác nhau của con cái, có thể là do cha mẹ vô ý tạo ra, nhưng có thể nhào nặn nên cách nhìn nhận về tình thân khác nhau ở con cái. Hỡi các bậc cha mẹ, khi có thời gian ở bên con, tốt nhất hãy bỏ những chuyện vụn vặt sang một bên, cùng con tạo ra những ký ức ngọt ngào, không để mối quan hệ với con cái có nhiều điều hối tiếc. Muốn con cảm thông với nỗi khổ cực của cha mẹ, quý trọng gia đình, sự dìu dắt của cha mẹ là cách làm duy nhất.
 
Thứ hai: CẢM ƠN
 
Trong thời đại mới có nhiều đứa trẻ cảm thấy bản thân không hạnh phúc, có chút không vừa ý là trách trời trách đất, trách cha mẹ và người khác, cho rằng những việc người khác làm cho mình tất cả đều là việc đương nhiên. Kỳ thực cảm ơn nên là thói quen hằng ngày mà mọi người nên có, đó cũng là biểu hiện của người có nhân phẩm tốt. Những bậc phụ huynh hiểu được ý nghĩa của việc cảm ơn luôn giúp cho trẻ có thái độ sống hòa nhã, không trở thành người ích kỷ.
 
Thứ ba, GẦN GŨI VỚI TỰ NHIÊN
 
Rất nhiều bậc làm cha làm mẹ lo sợ con bị thương, luôn bắt trẻ phải ở trong nhà, nhưng không hề nghĩ rằng tự nhiên cũng là môi trường giáo dục rất tốt. Các nhà tâm lý học cho rằng “100 bài học giáo dục sớm cho trẻ cũng không bằng cho trẻ gần gũi với thiên nhiên”. Bởi thiên nhiên là môi trường vận động tự nhiên của trẻ, không chỉ giúp mở rộng phạm vi hiểu biết của trẻ, mà còn nuôi dưỡng tinh thần ham học hỏi, tìm hiểu của trẻ, xây dựng tình yêu thiên nhiên, sinh mệnh. Phải biết rằng, nuôi dưỡng trẻ cũng tùy theo tình hình, trong giai đoạn trưởng thành phải cho trẻ không gian hoạt động, khi trẻ ở giai đoạn đến trường sẽ hăng hái học tập. Có những đứa trẻ chán học là do khi nhỏ không được vui chơi thỏa thích.
 
Thứ tư: YÊU THÍCH ĐỌC SÁCH
 
Văn hóa đọc là một thói quen vô cùng tốt, có thể nâng cao kiến thức, phát triển tư duy, nuôi dưỡng tâm hồn, tu thân dưỡng tính. Việc xây dựng thói quen đọc sách cho trẻ là một quá trình dài hạn, phụ huynh nhất định phải cho trẻ môi trường đọc sách tốt, thường xuyên dẫn trẻ đi nhà sách hoặc thư viện, giúp trẻ yêu thích đọc sách. Bản thân phụ huynh cũng phải tự mình trau dồi đọc sách, làm gương cho trẻ. Trẻ em nếu có thể tìm thấy được sự thoải mái, thanh thản trong thế giới sách, có thể gọi là cuộc sống tinh thần dồi dào.
 
Thứ năm, TÌM HIỂU LỊCH SỬ
 
Tốt nhất là dẫn trẻ đến tham qua bảo tàng, cảm nhận được khí thế lịch sử hào hùng của dân tộc. Thông qua các di vật lịch sử được bảo tồn đến nay, để trẻ hiểu hơn về xã hội và con người qua các thời kỳ phát triển, cuộc sống của ông bà tổ tiên. Nếu như trẻ từ nhỏ dần dần tìm hiểu những điều bí ẩn lịch sử, sự thay đổi của đời sống con người qua các thời đại, không chỉ giúp ích cho việc học tập, mà còn làm phong phú thêm trải nghiệm sống của trẻ.
 
Thứ sáu: NẾM TRẢI KHỔ CỰC
 
Thất bại đối với trẻ em không hẳn là một việc xấu, quan trọng ở chỗ thái độ của chúng đối với thất bại. Phải biết rằng, cha mẹ không thể ở bên cạnh con suốt đời, càng không thể chăm sóc con cả đời, hôm nay bạn không nỡ để con chịu cực khổ, trải nghiệm và kiến thức trẻ có được quá ít ỏi, khả năng sau này cực khổ càng cao.


ĐỂ CHO CON NÚI VÀNG NÚI BẠC KHÔNG BẰNG DẠY KỸ NĂNG SỐNG
 
Có một câu chuyện dân gian với ngụ ý sâu sắc như sau: có 3 người cha thường đến miếu cầu phúc cho con, ngày nay qua ngày khác cuối cùng cũng đã cảm động được Bồ tát. Một ngày, họ đồng thời được Bồ tát mời đến, cho phép họ chọn một món trong hàng sa số các bảo vật, đem về nhà cho con mình. Người cha đầu tiên chọn cái bát bằng bạc khảm đá quý, người cha thứ hai chọn cho con một chiếc xe ngựa trạm đầy vàng, người cha thứ ba chọn một bộ cung tên đúc bằng sắt. 
 
Đứa con được chén bạc suốt ngày chỉ lo thưởng thức cao lương mỹ vị, đứa có có được xe ngựa vàng chỉ thích rong rủi ngao du đây đó, còn người con có cung tên cả ngày lên núi săn bắn. Nhiều năm sau, 3 người cha đều qua đời, người con ham thích ăn uống ngồi ăn không núi cũng lở, sau phải gỡ đá quý rồi bán cả chén để sống qua ngày, cuối cùng buộc phải cầm chén ra đường xin ăn; người con chỉ thích đi đây đi đó mỗi ngày khẻ một miếng vàng đem bán, đổi lấy lương thực sống đói khổ qua ngày; riêng người con đi săn trở thành một tay săn bắn cừ khôi, thường đem thịt săn được đem về, cả nhà no ấm. 
 
Đọc xong câu chuyện này, bạn có ngộ ra được gì? 6 yếu tố tinh thần quan trọng trên các bậc cha mẹ phải ghi nhớ và dành cho con. Nhớ rằng: gia tài bạc triệu không bằng một nghề phòng thân; một bụng đầy chữ không bằng tâm tính lương thiện.