10 bài học cuộc sống bạn không bao giờ nên tin

10 bài học cuộc sống bạn không bao giờ nên tin

Blog

10 bài học cuộc sống bạn không bao giờ nên tin

10 bài học cuộc sống bạn không bao giờ nên tinCó những bài học cuộc sống thật sự sai lầm và bạn phải nhận thức rõ ràng sự điên rồ của chúng. Dưới đây là 10 ví dụ về những bài học cuộc sống mà bạn không bao giờ nên tin.
Mỗi ngày trôi qua, bạn gặp rất nhiều những bài học cuộc sống khác nhau. Một vài trong số đó là những bài học hữu ích mà bạn nên học theo. Nhưng cũng có những bài học cuộc sống thật sự sai lầm và bạn phải nhận thức rõ ràng sự điên rồ của chúng.

 
Dưới đây là 10 ví dụ về những bài học cuộc sống mà bạn không bao giờ nên tin.

 
1. Bạn nên luôn luôn theo đuổi niềm đam mê của mình
 
Nhà vẽ tranh biếm họa Scott Adams với tác phẩm “Dilbert” nổi tiếng gọi niềm đam mê là “con bò đực”. Nhà phân tích nghề nghiệp Dan Pink cho biết câu hỏi ông dị ứng nhất là “niềm đam mê của bạn là gì”. Theo đuổi niểm đam mê của bạn là một lời khuyên rất phổ biến trong tư vấn nghề nghiệp nhưng nó không hoàn toàn hữu ích khi bạn đang cố gắng tìm kiếm những gì bạn theo đuổi với tư cách là một doanh nhân hay một chuyên viên. Dan Pink đề nghị thay vào đó bạn nên tập trung vào những gì bạn thật sự làm. Khi bạn không làm bất cứ gì cả, những gì bạn làm chỉ để cho vui? Năng khiếu của bạn là gì? Những gì bạn hài lòng với nỗ lực của bạn? Như Scott Adam nhấn mạnh, không phải niềm đam mê tạo ra thành công mà là thành công tạo ra niềm đam mê.
 
2. Bạn cần học tốt ở trường để đảm bảo sự thành công
 
Vâng, đúng vậy, nhà trường rất quan trọng nhưng những gì bạn sẽ phát hiện ra ngay sau khi tốt nghiệp và bắt đầu tìm kiếm một công việc là không ai quan tâm nhiều về những gì bạn đã học hay những điểm số bạn đã đạt được. Điều quan trọng là những kỹ năng bạn thật sự có và bạn phải chứng tỏ những kỹ năng ấy của mình. Có được bằng “A” không khóa học quản lý ít có hữu ích hơn là việc chứng minh kỹ năng quản lý của bạn. Bạn sẽ nhận ra rằng thường mất nhiều hơn thế để thành công ngoài việc học tập tốt.
 
3. Tre già khó uốn
 
Hầu như tất cả mọi người đều được nghe nói rằng khi bạn già hơn thì sẽ càng khó khăn hơn trong việc tiếp thu những điều mới mẻ. Nếu bạn muốn học ngoại ngữ, bạn nên bắt đầu học khi bạn còn trẻ. Nếu bạn muốn biết cách làm thế nào để sử dụng những công nghệ mới thì bạn sẽ học tốt khi bạn còn ít tuổi. Nhưng, nghiên cứu về bộ não và quá trình học hỏi chỉ ra rằng điều này là không đúng. Bộ não có khả năng phi thường để thích nghi và học hỏi ngay cả khi bạn già đi, bạn càng học nhiều hơn thì bộ não càng thích nghi và học hỏi tốt hơn.
 
4. Bạn phải tin vào bản thân mình
 
Để đạt được mục tiêu và ước mơ của mình, bạn hay được nghe nói rằng bạn phải tin vào bản thân mình. Bản chất của lời khuyên này là sức mạnh của những suy nghĩ tích cực. Bạn phải hình dung một cách tích cực về mục tiêu bạn sẽ đạt được. Nhưng, cũng theo nhà phân tích Dan Pink, các nghiên cứu cho thấy rằng sẽ có hữu ích hơn nếu bạn biết tự nghi ngờ một vài thứ về bản thân. Vì thế, thay vì tự tin tuyên bố “tôi có thể”, hãy bắt đầu hỏi chính bản thân mình “tôi có thể không?”. Điều này sẽ đưa bạn tới tư duy tổng quát hơn để thành công.
 
5. Đời sống ngày xưa đã từng tốt hơn so với hôm nay
 
Ồ, Bạn hay nghĩ “những ngày tháng tươi đẹp”, cuộc sống đã tốt hơn ở hôm qua. Nhưng sự luyến tiếc quá khứ thường làm chúng ta bị mù mắt về những gì thật sự có ở ngày hôm nay. Khi đi ngược lại về quá khứ, bạn có thể nhận thấy rằng trên thực tế hiện tại thật sự tốt. Tuổi thọ trung bình hiện nay là một ví dụ điển hình. Tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng, sinh con, thậm chí do cúm ở quá khứ đã cao hơn nhiều. Mọi người phải dành nhiều thời gian hơn cho việc mua thực phẩm, quần áo, nơi trú ẩn và tỷ lệ đói nghèo cũng cao hơn ngày nay. Khi chúng ta nhìn về quá khứ, chúng ta thường quên những giá trị đích thực ở hiện tại mà cứ chăm chăm cho rằng ngày hôm nay tồi tệ hơn ngày hôm qua.
 
6. Khi có….. Bạn sẽ được hạnh phúc
 
Rất nhiều người cho rằng hạnh phúc là có tất cả mọi thứ họ muốn. Một cái nhà mới hay một cái xe mới sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn hiện tại. Nhưng khi một sự việc nào đó làm chúng biến mất, hạnh phúc của bạn sẽ lại trở lại tình trạng như ban đầu. Hoặc tệ hơn, bạn sẽ nhận ra rằng đó là những thứ tốt hơn mà bạn kiếm được và bây giờ bạn lại cần dựa vào sự hạnh phúc của bạn để kiếm những thứ đó. Trong trường hợp đó, bạn đã quên khái niệm “vòng xoáy khoái lạc”. Bạn làm việc chăm chỉ hơn, kiếm được nhiều thứ hơn nhưng bạn không hạnh phúc hơn.
 
7. Bạn cần có ai đó hoàn thiện con người bạn
 
Tất cả chúng ta đều tưởng tượng về tình yêu giống như là bằng cách nào đó họ sẽ hoàn thiện chúng ta. Rằng bạn không thể hoàn thiện mình nếu thiếu ai đó, bạn sẽ trách ai đó khi bạn không hoàn thiện như bạn muốn. Nhưng sự thật là, mỗi chúng ta là một cá thể độc lập, chúng ta tự hoàn thiện cho chúng ta trở nên độc đáo. Yêu và chia sẻ cuộc sống của bạn với ai đó thật sự là một món quà rất tuyệt vời, nhưng bạn không nên coi bản thân bạn hay cuộc sống của bạn là thiếu hoàn thiện khi bạn độc thân.
 
8. Có công mài sắt, có ngày nên kim
 
Đối với hầu hết các kỹ năng, đòi hỏi phải cải thiện sự thực hành. Ước tính có thể mất 10.000 giờ để làm chủ một kỹ năng như chơi một nhạc cụ hay thành một vận động viên thi đấu. Điều khiến cho những công việc này trở nên hết sức căng thẳng chính là sự hoàn hảo không bao giờ tới. Trên thực tế, luyện tập không khiến bất cứ cái gì hoàn hảo, bởi sự hoàn hảo là một thứ không tưởng. Có câu nói “sự hoàn hảo là kẻ thù của sự tốt đẹp”. Chúng ta thường dùng sự thất bại của mình khi không khiến mọi việc trở nên hoàn hảo  như một lý do để thôi cố gắng. Thực hành không có nghĩa là sẽ hoàn thiện tất cả. Vì thế, hãy đặt sự hoàn hảo sang một bên, và làm việc cho tốt.
 
9. Một khi tôi hoàn thành……tôi sẽ có nhiều thời gian hơn.
 
Mọi người tưởng chừng như đều đã nói điều này ở trường học hay ở công sở. Nhưng bạn sẽ sớm nhận ra, khoảng thời gian rảnh ở tương lai mà bạn nói hầu như không còn, vì một khi bạn hoàn thành mục tiêu hiện tại, bạn sẽ lại có những dự án sau, sau nữa. Bạn cứ chăm chăm hoàn thành những việc hiện tại thì bạn sẽ không bao giờ có thời gian rảnh. Chìa khóa phá vỡ chu trình này nằm ở chỗ: đừng bao giờ bắt đầu nó.
 
10.  Bạn sẽ là bất cứ cái gì bạn muốn nếu bạn làm việc đủ chăm chỉ
 
Chúng ta thường được dạy ý tưởng này từ khi chúng ta còn rất trẻ. Nhưng nó bỏ qua một phần quan trọng của cuộc sống: sự hạn chế. Những hạn chế này không nhất thiết là một điều xấu. Sự sáng tạo nảy sinh từ những hạn chế . Làm việc chăm chỉ có thể đưa bạn đi rất xa, nhưng nó không thể giúp bạn thành công mọi thứ như bạn muốn. Vì hạn chế về cơ thể, tôi không thể chơi bóng đá. Vì hạn chế về nghệ thuật, tôi không thể làm ở nhà hát Carnegie Hall. Nhận thức được hạn chế của mình, bạn sẽ thoát khỏi ý tưởng có thể làm tất cả mọi thứ và tập trung vào thứ bạn có thể làm.